Học tập đạo đức HCM

Cơ giới hóa đồng bộ yếu nhất khâu nào?

Thứ tư - 15/08/2018 05:03
Trong xu thế của xã hội hiện đại, lao động đang bị rút ra khỏi nông thôn mỗi lúc một nhiều thì việc ứng dụng mô hình cơ giới hóa đồng bộ hứa hẹn sẽ giúp tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất và trên hết là kéo nông dân về với ruộng đồng, tránh bỏ hoang đất đai…
Máy cấy là ước mơ của nhiều vùng ngoại thành

Tuy nhiên, cơ giới hóa ở Hà Nội mới chỉ áp dụng chủ yếu trên cây lúa và cũng chưa thực sự đồng bộ bởi mới chỉ tập trung chủ yếu vào khâu làm đất, khâu thu hoạch mà vẫn đang rất yếu ở khâu mạ khay, cấy máy. Khác với khâu làm đất, khâu thu hoạch bỏ tiền đầu tư máy móc là dễ dàng có thể làm dịch vụ để hoàn vốn, kiếm lời còn khâu mạ khay, cấy máy ngoài đầu tư máy móc còn phải cần có nhà xưởng sản xuất, cần kỹ thuật viên đủ chuẩn trong nhiều công đoạn.

Thực tế, hàng năm Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đều xây dựng các mô hình hỗ trợ 50% kinh phí mua máy nông nghiệp (không quá 75 triệu đồng/máy). Song song với đó, nhờ vào “đặc sản” là nguồn vốn quỹ khuyến nông thành phố hỗ trợ, đơn vị cũng tổ chức cho vay cơ giới hóa với mức tối đa 100% giá trị sản phẩm và hỗ trợ 100% phí quản lý trong 3 năm cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố.

Ngoài ra, Trung tâm còn phối hợp với các doanh nghiệp cung cấp máy móc để có nguồn hàng tốt, có chính sách hỗ trợ và chăm sóc tốt cho nông dân khi mua sắm. Nhờ vậy, đơn vị đã tổ chức thẩm định 27 phương án vay vốn cơ giới hóa, đã giải ngân cho 23 phương án vay với tổng số tiền 8,15 tỷ đồng.

Từ đầu năm 2018 tới nay Trung tâm đã triển khai nhiều dạng mô hình cơ giới hóa như 3 máy gặt đập liên hợp, 3 dây chuyền gieo mạ khay tự động, 7 máy cấy lúa, 36 máy làm đất đa năng dưới 10 mã lực...

Dồn điền đổi thửa thành công giúp Hà Nội hình thành nhiều vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, là tiền đề để cho cơ giới hóa đồng bộ. Tuy nhiên điều cần thiết ngay lúc này là nghiên cứu ra những cơ chế, chính sách đặc thù để làm sao thúc đẩy khâu khó nhất của nó: mạ khay, máy cấy thì mới mong khép kín lại một chu trình đầy đủ của cơ giới đồng bộ SX lúa.

NGUYỄN THANH HUYỀN/nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Quyết định số 633/QĐ-UBND

Về việc kiện toàn BCĐ các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch số 89/KH-VPĐP

Kế hoạch Thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh năm 2025

Báo cáo 56/VPĐP-HCTH

Báo cáo kết quả công tác tập huấn, bồi dưỡng về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch số 47/VPĐP-KH

Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới

Kết luận số 178-Kl/TU

Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập425
  • Hôm nay58,032
  • Tháng hiện tại137,391
  • Tổng lượt truy cập97,365,572
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây