Học tập đạo đức HCM

Cơ giới hóa góp phần nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp (bài 1)

Chủ nhật - 24/06/2018 23:46
Những năm gần đây, người dân 3 huyện phía Nam Lâm Ðồng (Ðạ Huoai, Ðạ Tẻh và Cát Tiên) đã không ngừng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp. Qua đó, góp phần giảm bớt sức lao động, đảm bảo tính thời vụ và đặc biệt là tăng năng suất, nâng cao giá trị sản phẩm trên đơn vị diện tích.
Những người tiên phong
 
Với suy nghĩ, có phương tiện máy móc hỗ trợ thì làm nông nghiệp mới mang lại hiệu quả cao, nhiều nông dân ở các huyện Ðạ Huoai, Ðạ Tẻh và Cát Tiên đã mạnh dạn đi tiên phong đầu tư, mua sắm máy móc đưa vào đồng ruộng. Khi áp dụng vào thực tiễn, hiệu quả mang lại đúng kỳ vọng của họ.
 
Chị Phạm Thị Oanh bón phân cho lúa bằng chiếc máy “3 trong 1”. Ảnh: K.P
Chị Phạm Thị Oanh bón phân cho lúa bằng chiếc máy “3 trong 1”. Ảnh: K.P

Được sự giới thiệu của cán bộ nông nghiệp huyện Cát Tiên, chúng tôi về thôn Liên Phương (xã Gia Viễn) tìm gặp chị Phạm Thị Oanh. Chị Oanh là người đầu tiên ở vùng lúa Cát Tiên đưa chiếc máy “3 trong 1” (vừa bón phân, sạ lúa và vãi vôi) vào sản xuất thay cho sức người. Với 10 ha đất trồng lúa hiện có, cây lúa đã và đang là nguồn thu nhập chính và giúp gia đình chị vươn lên làm giàu. Theo chị Oanh, với diện tích đất trồng lúa hiện có của gia đình, trước đây cứ vào mùa gieo sạ, bón phân là vợ chồng chị không có thời gian nghỉ ngơi. Để đảm bảo tính thời vụ và giảm bớt công lao động, năm 2017, chị Oanh đã tự mày mò, tìm hiểu mua máy bón phân kiêm sạ lúa, vãi vôi về sử dụng. Chị Oanh tâm sự: “Trước đây khi chưa có chiếc máy “3 trong 1” thì cứ đến mùa gieo sạ, ngoài tôi và chồng còn phải thuê thêm ít nhất 3 người để cho kịp thời vụ. Làm thủ công nên phải bưng thúng sạ lan hoặc kéo sạ bằng dụng cụ sạ hàng, đi qua đi lại nên mất nhiều thời gian và mệt mỏi. Nhưng từ lúc có máy, với 10 ha lúa, vợ chồng tôi thay nhau gieo sạ cũng chỉ mất tối đa 2 ngày là xong. Tương tự, việc vãi vôi làm đất và bón phân cho lúa cũng rất nhanh chóng nên tiết kiệm được công lao động, lại khỏe người. Đặc biệt, với động cơ “4 thì” nên các thao tác sạ lúa, bón phân và vãi vôi đều đặn giúp cây lúa phát triển tốt, đều và mang lại năng suất cao hơn hẳn”.
 
Nếu như trước đây, năng suất lúa của gia đình chị Oanh chỉ đạt 5,8 - 6 tấn/ha thì đến nay, con số này đã tăng lên 8 - 8,5 tấn/ha và mang lại cho gia đình chị nguồn thu nhập từ 450 - 500 triệu đồng/năm. Ông Trần Tấn Điệp, Phó Chủ tịch UBND xã Gia Viễn (huyện Cát Tiên) cho biết: Ở địa phương, các công đoạn sản xuất lúa như làm đất, thu hoạch thì gần như 100% người nông dân đã sử dụng máy móc. Nhưng việc sạ lúa, bón phân bằng máy thì chị Oanh là người áp dụng đầu tiên. Với những hiệu quả mà chiếc máy “đa năng” này mang lại, tới đây, chúng tôi sẽ phối hợp với chị Oanh tổ chức hội thảo về những công dụng, ưu điểm của chiếc máy tới bà con nông dân để họ mua sắm áp dụng vào sản xuất.
 
Chị Oanh cho biết thêm: Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại máy gieo sạ, bón phân đa dạng về chủng loại và mẫu mã được sản xuất từ các nước như Nhật Bản, Thái Lan và Trung Quốc, với giá thành dao động từ 1,8 - 6 triệu đồng/máy. Đây là loại máy có cấu tạo rất đơn giản, thuận tiện cho người nông dân sử dụng như bình chứa (25 kg) dùng để đựng phân, hạt giống…; một động cơ có thể là động cơ 2 thì hoặc 4 thì, tùy dòng máy và vòi phun (lớn hay nhỏ).
 
Cũng là một nông dân chân chất, ông Lê Hồng Khanh (Thôn 11, xã Đạ Kho, huyện Đạ Tẻh) được xem là một trong những người đầu tiên của địa phương đầu tư hệ thống tưới tự động phun sương cho cây dâu tằm. 
 
Theo thống kê, hiện toàn huyện Ðạ Tẻh đang có hơn 1.100 ha dâu tằm; trong đó, có khoảng 60% diện tích được người dân đầu tư hệ thống tưới tự động mang lại năng suất cao. 
 
Riêng tại Thôn 11 (xã Đạ Kho) đang có gần 50 ha đất chuyên canh cây dâu tằm. Trong đó, gia đình ông Khanh có gần 2 ha. Cách đây 5 năm về trước, cứ đến mùa khô là ông và những người trồng dâu nuôi tằm tại địa phương lại tất bật chuẩn bị dây ống, máy móc để bơm nước chống hạn. Nhưng thấy hiệu quả mang lại không cao, lại vất vả và tốn nhiều công lao động nên ông Khanh quyết định đầu tư kéo điện đến vườn dâu và lắp đặt hệ thống tưới tự động. “Dâu tằm là cây rất cần nước, đặc biệt là về mùa khô hầu như ngày nào cũng phải tưới. Hơn nữa, mùa mưa năng suất kén rất thấp nên chủ yếu phụ thuộc vào mùa khô. Vì vậy, vào mùa khô, nếu không chủ động được nguồn lá dâu thì coi như việc trồng dâu nuôi tằm sẽ thất bại. Trước đây, với gần 2 ha dâu, nhưng do nguồn lá kém nên mỗi tháng gia đình tôi cũng chỉ nuôi được 3 - 4 hộp tằm. Nhưng từ khi lắp đặt hệ thống tưới tự động, chỉ cần bật cầu dao là cả vườn dâu rộng lớn thường xuyên no nước, xanh tốt ngút ngàn. Nhờ nguồn lá dâu dồi dào nên mỗi tháng tôi nuôi được từ 6 - 7 hộp tằm và mang lại nguồn thu nhập ổn định từ 30 - 35 triệu đồng/tháng”.
 
Còn tại huyện Đạ Huoai, “thủ phủ” của đặc sản trái sầu riêng nức tiếng thơm ngon, bổ dưỡng. Đây cũng là loại cây trồng đang mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần đưa đời sống người dân địa phương nâng cao vượt bậc trong những năm qua. Tuy nhiên, theo các ngành chức năng và người trồng sầu riêng tại địa phương thì do địa hình đồi núi dốc nên rất khó để đưa cơ giới hóa vào sản xuất. Đây cũng là nguyên nhân khiến năng suất sầu riêng ở Đạ Huoai chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có của địa phương. Song, hơn ai hết mỗi người dân trồng sầu riêng đều hiểu rằng đây là loại cây ăn quả lâu năm gắn liền cả đời người nên ngoài khâu chọn giống thì họ luôn tìm hiểu, học hỏi, nghiên cứu áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc tiên tiến vào sản xuất. Từ đó, hệ thống chăm sóc sầu riêng “3 trong 1” (tưới nước, bón phân và xịt thuốc) tự động đã được áp dụng vào thực tiễn. Ông Lương Đăng Khoa (ngụ Thôn 4, xã Hà Lâm, huyện Đạ Huoai) được xem là một trong những người tiên phong áp dụng thành công hệ thống “3 trong 1”. Ông Khoa chia sẻ: “Hệ thống chăm sóc sầu riêng “3 trong 1” sử dụng hoàn toàn tự động. Hệ thống này có một bể chứa để pha trộn phân, thuốc bảo vệ thực vật và 2 đường ống (1 đường ống được lắp đặt dưới gốc cây để dẫn phân và nước, đường ống còn lại được lắp đặt bên trên ngọn cây để xịt thuốc). Chi phí đầu tư lắp đặt hệ thống vào khoảng 120 - 150 triệu đồng/ha. Hiện tại, 1,8 ha sầu riêng của gia đình tôi đã được lắp đặt hệ thống chăm sóc “3 trong 1”. Nhờ có hệ thống này, đã giúp tôi chủ động việc bón phân, xịt thuốc và tưới nước kịp thời cho cây; đồng thời, giảm bớt công lao động để chủ động thời gian làm bông, dưỡng trái đúng thời vụ nên vườn sầu riêng của gia đình luôn cho năng suất cao và ít sâu bệnh. Năm nay, vườn sầu riêng ghép giống Đô Na của gia đình tôi ước đạt khoảng 50 - 55 tấn (tương đương năng suất khoảng 30 tấn/ha) và mang lại cho gia đình tôi nguồn thu nhập khoảng 2 tỷ đồng”.
 
Như vậy, từ 3 hộ dân tiên phong, đến nay, mô hình chăm sóc sầu riêng “3 trong 1” đã được nhân rộng thành 7 hộ trồng sầu riêng ở các xã Phước Lộc và Hà Lâm. Hiện nay, huyện Đạ Huoai đang triển khai xây dựng phát triển mô hình sản xuất sầu riêng công nghệ cao theo tiêu chuẩn VietGAP, nên chắc chắn trong thời gian tới hệ thống này sẽ được người dân áp dụng rộng rãi vào thực tiễn.  
 
 
KHÁNH PHÚC/baolamdong.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập331
  • Hôm nay79,305
  • Tháng hiện tại784,418
  • Tổng lượt truy cập90,847,811
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây