Học tập đạo đức HCM

Hậu Giang: Sẽ nhân rộng mô hình ủ rơm làm phân hữu cơ

Thứ hai - 25/06/2018 10:28
Nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, hệ sinh thái đồng trên đồng ruộng từ việc đốt rơm rạ của người dân sau mỗi vụ thu hoạch, trong thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư (Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang) đã triển khai nhiều giải pháp để khắc phục tình trạng này.
rom1
Hiện nay, nhiều người dân ở Hậu Giang đã dùng chế phẩm sinh học ủ rơm làm phân hữu cơ bón cho cây trồng

Hậu Giang là tỉnh có diện tích trồng lúa tương đối lớn, vì vậy cứ sau mỗi vụ thu hoạch, lượng rơm rạ phát sinh nhiều. Thế nhưng, phần lớn người dân đều đốt bỏ rơm rạ ngay trên đồng ruộng, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, vừa gây lãng phí, vừa gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, hệ sinh thái và làm mất an toàn giao thông...

Ông Võ Xuân Tân - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư cho biết: Nhằm giúp nông dân nâng cao hiệu quả sản xuất, đảm bảo sản phẩm an toàn, đồng thời hạn chế tối đa tình trạng đốt rơm rạ sau thu hoạch ảnh hưởng đến môi trường, Trung tâm đã khuyến cáo người dân sử dụng rơm sau thu hoạch để phục vụ cho việc trồng nấm rơm trong nhà và hỗ trợ triển khai giải pháp sử dụng phế phẩm nông nghiệp ủ phân hữu cơ bón cho cây ăn trái.

Ông Lê Văn Các, ở ấp Phương Quới B, xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) cho hay: Từ nhiều năm nay, việc chăm sóc vườn cây của gia đình ông phải sử dụng các loại phân hóa học, nên tốn rất nhiều chi phí. Thế nhưng, trong năm 2017, được cán bộ Khuyến nông của địa phương phổ biến kỹ thuật, hỗ trợ chi phí, gia đình ông đã thử nghiệm trên 400 cây dừa. Do không có trồng lúa nên gia đình đã đi xin rơm của các hộ dân mang về ủ phân hữu cơ bón cho cây dừa.

"Qua tính toán thì với việc sử dụng phân hữu cơ này sẽ tiết kiệm được từ 20 đến 30% chi phí trong sản xuất. Hiện nay, cây dừa của gia đình tôi đang phát triển tốt và đã ra trái ...” - ông Lê Văn Các phấn khởi nói. Với gần 2ha vườn, năm 2018 gia đình ông Các sẽ tiếp tục tận dụng rơm rạ để ủ phân bón cho toàn bộ diện tích của gia đình vừa tiết kiệm chi phí, vừa bảo đảm chất lượng cây trồng và góp phần làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

rom2
Đốt rơm rạ vừa gây lãng phí, vừa ảnh hưởng xấu đến môi trường và hệ sinh thái 

Mặc dù, không nằm trong mô hình được hỗ trợ như những hộ dân khác, thế nhưng nhiều năm nay, gia đình ông Phạm Văn Thành, ở ấp 5, xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp đã không còn đốt rơm rạ ngoài đồng sau mỗi vụ thu hoạch lúa. Ông Thành bộc bạch: “Xuất phát từ việc người dân đốt rơm rạ quá mức, nên sau khi được hướng dẫn về cách tận dụng rơm rạ để làm phân hữu cơ bón cho cây nên tôi đã áp dụng trên diện tích của gia đình. Thật sự với cách xử lý này, mặc dù tốn thời gian, thế nhưng không chỉ giảm được lượng phân hóa học sử dụng, tăng năng suất, chất lượng cây trồng mà còn giảm thiểu tác nhân gây ô nhiễm môi trường ở khu vực nông thôn”.

Qua đó cho thấy, việc nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ sinh học vào xử lý các phế thải từ nông nghiệp được coi là hướng đi đúng, góp phần đảm bảo nền sản xuất nông nghiệp bền vững, an toàn sản phẩm và hạn chế ảnh hưởng xấu đến môi trường. Phân bón hữu cơ được tạo ra từ rơm rạ đã giảm thiểu được lượng phân hóa học, từ đó giúp đất tơi xốp, cây phát triển tốt hơn.

Do vậy, "Trong thời gian tới, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư sẽ tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền đến nông dân tỉnh Hậu Giang để họ hiểu rõ hơn về tác dụng của việc dùng chế phẩm sinh học vào xử lý rơm rạ sau thu hoạch, góp phần nâng cao năng suất cây trồng, tăng thu nhập cho nông dân và bảo vệ được môi trường sống xung quanh"- ông Võ Xuân Tân nhấn mạnh.

Lê Hùng/ Báo TNMT


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập395
  • Hôm nay50,394
  • Tháng hiện tại755,507
  • Tổng lượt truy cập90,818,900
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây