Học tập đạo đức HCM

Công chức bỏ việc thầu ruộng hoang kiếm sống

Thứ tư - 30/04/2014 09:18
Khổ sở với đồng lương công chức ba cọc ba đồng không đủ chi tiêu, đặc biệt là khi giá cả ngày càng leo thang, không ít công chức đã quyết định nghỉ việc về trồng rau sạch bán kiếm sống.
Nghỉ việc, ủ mưu trồng rau sạch bán

Chị Nguyễn Thị Phương Thảo, 29 tuổi (Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội) từng là nhân viên hành chính một cơ quan nhà nước, công việc ổn định nhàn hạ tỷ lệ thuận với đồng lương ba cọc ba đồng. Cảm thấy khó sống, cách đây hơn một năm chị quyết định xin nghỉ việc về nhà trồng và kinh doanh rau sạch.

Cùng với mẹ chồng, chị cải tạo 2 sào đất ruộng bị bỏ hoang mấy năm nay ở Văn Quán và thuê thêm hơn 2 sào của các hộ bên cạnh để trồng rau. Sau hơn một năm, đến nay, vườn rau sạch nhà chị khá tốt với đủ loại, từ rau lang, muống, cải, dền, ngón... đến dưa chuột, rau gia vị. 

“Tuy chỉ là tự trồng, tự tiêu thụ nhưng vì rau luôn đảm bảo sạch nên tôi được nhiều người ủng hộ và đặt hàng thường xuyên. Trừ tất cả chi phí, mỗi tháng tôi cũng lời khoảng 8-10 triệu đồng, gấp ba lần thu nhập thời công chức”, chị Thảo cho hay.

công-chức, nông-dân, máy-lạnh, lương-ba-cọc-ba-đồng, nghỉ-việc, trồng-rau, rau-sạch, thuê-đất,
Bỏ việc đi trồng rau. (Ảnh:B.H)

Tương tự, chị Lê Ngọc Anh ở ngõ 329 Cầu Giấy (Hà Nội) cũng quyết định nghỉ việc để thuê đất trồng rau sạch bán.

Chị Ngọc Anh cho hay, trước đây, cứ một tuần hai lần chị phải chạy xe máy sang tận trường ĐH Nông nghiệp (Gia Lâm, Hà Nội) để mua rau sạch. “Mỗi lần san tôi đều ở lại khá lâu để quan sát, tìm hiểu về cách trồng, chăm bón rau sạch”. Sau vài tháng, chị ở nhà thuê đất tự trồng rau.

Chị Ngọc Anh kể đã phải lần mò về khu vực Cổ Nhuế, nơi có nhiều ruộng đất bỏ hoang, để thuê lại. “Mới đầu tôi chỉ thuê hơn 1,5 sào đất với giá 1,1 triệu đồng/năm để trồng thử, thăm dò thị trường. Vài tháng sau, thấy nhu cầu đặt mua ngày càng nhiều, lượng khách quen ngày càng đông nên tôi thuê thêm 7 sào đất gần đó và ba nhân công nữa để phụ tôi chăm sóc”, chị nói.

“Nói chung, trừ hết chi phí, lấy công làm lãi thì mỗi tháng, thu nhập của tôi cũng gấp 4-5 lần thời làm công ăn lương”, chị chia sẻ.

Ngoài ra, chị Ngọc Anh còn có ý định sẽ thuê thêm đất, nhân công để mở rộng mô hình trồng và kinh doanh rau sạch, bởi lượng rau chị trồng mới đáp ứng được 2/3 nhu cầu của khách hàng.

“Chân lấm tay bùn” mới có ăn

Tuy nhiên, để trở thành “nông dân chính hiệu” có thu nhập cao, nhiều người gặp không ít khó khăn.

Chị Phương Anh kể: Đang làm nhân viên văn phòng suốt ngày ngồi máy lạnh, giờ phơi nắng, phơi mưa ngoài đồng đúng là không đơn giản. Tháng đầu không quen việc cầm cuốc, nhổ cỏ, tưới rau nên lúc nào người cũng mệt mỏi, chị giảm mất 5kg. Nhiều lúc oải quá, chị chỉ muốn vứt bỏ, không làm nữa. Nhưng dần dần rồi cũng quen. 

Theo chị, nghề gì cũng có cái vất vả riêng. Muốn thu nhập cao thì phải chấp nhận đổ mồ hôi. Giờ nom chị hệt nông dân, da đen, suốt ngày chân lấm tay bùn ở ruộng, khi về lại túi lớn túi bé những rau là rau. Ngày thường cũng như cuối tuần đều chân đất lội ruộng, chứ ít khi được xỏ đôi giầy cao gót bóng bẩy cả ngày nữa. 

công-chức, nông-dân, máy-lạnh, lương-ba-cọc-ba-đồng, nghỉ-việc, trồng-rau, rau-sạch, thuê-đất,
Rau sạch đắt khách. (Ảnh:B.H)

Không chỉ vất vả học làm nông dân, chị Nguyễn Thị Phương Thảo còn phải dậy từ 5h sáng để thu hoạch rau và chấp nhận thua lỗ, thậm chí mất trắng cho những lứa rau đầu tiên chị và mẹ chồng chị trồng.

Chị Thảo kể, lần đầu tiên do thiếu kinh nghiệm về thời gian phun thuốc trừ sâu cho rau nên cận ngày thu hoạch, sâu, bọ nhảy ăn gần như sạch trơn. Thế là mất trắng công sức, vốn liếng. Sau lần đó, chị phải lần mò về các khu trồng rau ở ngoại thành Hà Nội để học hỏi. Rau dễ bị sâu tấn công, như rau cải, thì phải che chắn bằng nilon để phòng bọ nhảy ăn lá; những loại khác ít sâu hơn thì thấy con nào phải bắt ngay con đó. Nhiều con sâu có hình dạng kỳ dị, chị vừa bắt vừa run. “Càng ngày làm càng có kinh nghiệm. Từ lỗ thành hòa vốn rồi chuyển sang có lãi như bây giờ”.

Cũng 6 năm bỏ nghề quay sang làm nông, chị Nguyễn Hồng Vân (Hàng Đậu, Hà Nội) lọ mọ sang tận Trâu Quỳ (Gia Lâm) để thuê đất trồng rau sạch. Chị Vân tâm sự, trở ngại nhất chị gặp là về thị trường tiêu thụ.

“Bán trên facebook cá nhân thì mọi người không tin tưởng, chỉ bán được cho người quen. Nhiều hôm thu hoạch cả tạ rau các loại mà chỉ bán được 60-70 kg với giá rau sạch, phần còn lại ế, phải đem đổ buôn cho mấy bà ở chợ với giá rau thường”.

Không sống được với đồng lương công chức ba cọc ba đồng, một số người quyết định nghỉ việc về thuê đất trồng rau sạch bán kiếm sống

Tuy nhiên, để có được khoản thu nhập ổn định, cao gấp 4-5 lần tiền lương, họ cũng phải phơi nắng, phơi mưa ngoài đồng, thậm chí ban đầu còn chịu cảnh thua lỗ.

Cách nhận biết RAT, rau hữu cơ
Theo bà Phạm Như Trang, chuyên gia nông nghiệp, có 5 dấu hiệu để nhận biết rau an toàn (RAT):
- RAT có màu xanh hơi vàng, không giống các loại rau trồng bằng phân hóa học.
- Lá rau hữu cơ hay RAT luôn dầy, phiến lá ngắn và cân đối, dùng tay sờ vào có thể cảm nhận độ cứng của lá, nhìn kỹ một chút sẽ thấy các bộ phận phát triển rất cân đối, không có dấu hiệu thân cây mập.
- Rau hữu cơ, RAT thường rất giòn, nó không yếu xìu như loại rau trồng bằng phân hóa học hoặc thuốc kích thích. Thân luôn rắn chắc nhưng không bóng mượt (vì bóng mượt là dấu hiệu tích trữ quá nhiều nước trong cây).
- RAT lâu héo, có thể bảo quản ở nhiệt độ thường chứ không nhất thiết phải bảo quản trong tủ lạnh, Khi thấy rau hơi héo phun nước sơ sơ sẽ phục hồi lại bình thường. Còn rau dùng nhiều phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật khi héo phun nước rau dễ bị hỏng.
- Rau hữu cơ và RAT ăn giòn và ngon mặc dù nêm nếm ít gia vị. Ngoài ra, RAT thường xấu mã hơn các loại rau thường

                                                                                                                                          Bảo Hân
                                                                                                                               Theo vietnamnet.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập283
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại816,224
  • Tổng lượt truy cập90,879,617
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây