Theo đó, có bốn công ty, hai trang trại, một trung tâm nghiên cứu nông nghiệp và 18 nông hộ được công nhận lần này, dựa trên các tiêu chí như: cơ sở vật chất, sự đa dạng của sản phẩm và chất lượng phục vụ du lịch.
Theo đánh giá của UBND TP Đà Lạt, các đơn vị, cơ sở tham gia chương trình đều đáp ứng tốt các tiêu chí, có sản phẩm nông nghiệp đa dạng, mang tính đặc trưng du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng. Nhiều đơn vị, nông hộ mạnh dạn mở rộng quy mô sản xuất, nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ kinh doanh và dịch vụ du lịch.
Ngoài ra, các làng hoa truyền thống cũng đã xây dựng các mô hình du lịch nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu tham quan và trải nghiệm của du khách, góp phần đưa thương hiệu Hoa Đà Lạt ngày càng lan xa.
Cùng với đó, UBND TP Đà Lạt đã công nhận 118 cơ sở đạt chuẩn “Nhãn hiệu xanh”, gồm 83 cơ sở dịch vụ lưu trú, 29 cơ sở dịch vụ ăn uống - giải trí và sáu khu du lịch; công nhận 18 điểm mua sắm chất lượng cao năm 2015.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển thể dục, thể thao trong giai đoạn mới
Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố