Học tập đạo đức HCM

Dân Tân Hạnh làm giàu từ trồng ấu 3 cạnh

Thứ tư - 08/11/2017 19:25
Xã Tân Hạnh, thành phố Vĩnh Long hiện có gần 100 hộ dân chỉ chuyên trồng ấu ra củ 3 cạnh mà có tiền quanh năm. Trồng ấu lấy củ đã mang lại cuộc sống sung túc cho người dân vùng quê này và tạo việc làm ổn định cho hàng trăm lao động tại địa phương.

Hàng chục năm qua, những ai đã từng ngang qua xã Tân Hạnh, Tp Vĩnh Long đều bắt gặp cảnh tất bật của người dân dưới ruộng hái ấu khi đến mùa thu hoạch. Bên trên các tuyến đường là các điểm bán củ ấu sống và củ ấu luộc chín phục vụ người qua lại. Từ khi đường tránh vào trung tâm thành phố đi vào hoạt động, thì các điểm bán ấu đã di chuyển về đây.

Trồng ấu lấy củ, người dân xã Tân hạnh có thu nhập quanh năm. Ảnh: Tô Phục Hưng.

Trồng ấu lấy củ, người dân xã Tân hạnh có thu nhập quanh năm. Ảnh: Tô Phục Hưng.

Ông Trần Văn Tụi, ngụ xã Tân Hạnh cho biết: “Tui làm nghề bán ấu ở đây đã trên 30 năm. Tuy lời không nhiều nhưng kiếm sống được. Mỗi ngày bình quân tui bán được khoảng 10 ký ấu sống và 30 ký ấu luộc, tiền lời cũng được xấp xỉ 200 ngàn đồng mỗi ngày. Mấy ngày nghĩ lễ, tết thì khá hơn nhiều bởi khách du lịch đi bằng xe hon đa ghé mua đông hơn…”.

Cây ấu dễ trồng, dễ chăm sóc và cũng dễ tiêu thụ

Cây ấu dễ trồng, dễ chăm sóc và cũng dễ tiêu thụ

Bà Võ Thị Yên, 60 tuổi ngụ xã Tân Hạnh kể : “Xóm này trồng ấu đã trên 50 năm. Ở đâu thay đổi cây trồng chớ ở đây người dân sống chết chỉ với củ ấu là chủ yếu bởi dễ trồng, dễ hái, không sợ giá cả lên xuống thất thường. Nhờ có ấu mà tui cất nhà ngon lành và mua được thêm 5 công đất…”.

Củ ấu thu hoạch quanh năm và giá bán không thất thường như một số nông sản khác. Ảnh: Tô Phục Hưng.

Củ ấu thu hoạch quanh năm và giá bán không thất thường như một số nông sản khác. Ảnh: Tô Phục Hưng.

Bà Yên cho biết thêm, tùy theo mùa vụ nhưng bình quân mỗi công trồng ấu bà thu được từ 4,5-5 tấn củ. Nếu như các năm trước giá ấu tươi (đa phần là giống ấu Đài Loan) chỉ xấp xỉ 3.000-4.000 đồng thì nay giá bán ấu tươi tại ruộng tăng lên từ 6.500-7.000 đồng/ký. Vị chi, trừ các khoản chi phí, người trồng ấu có lời từ 15-20 triệu đồng/vụ/công. “Mỗi năm tui trồng được 3 vụ ấu; trong đó thời gian bắt đầu bẻ ấu kéo dại từ 30 đến 35 ngày.

Các hộ trồng ấu tại xã Tân Hạnh còn giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động khác không đất sản xuất. Bình quân mỗi lao động được trả công từ 130.000-150.000 đồng/ người/ngày cộng với 1 bữa cơm trưa.

Người dân xã Tân Thạnh thu hoạch vụ ấu bội thu. Ảnh: Tô Phục Hưng.

Người dân xã Tân Thạnh thu hoạch vụ ấu bội thu. Ảnh: Tô Phục Hưng.

Để tăng thêm thu nhập, ngoài việc bán ấu tươi cho thương lái ở các tỉnh khu vực ĐBSCL và TP. HCM, có rất nhiều người trồng ấu tự tiêu thụ ấu tươi và ấu nấu chín tại chỗ. Giá bán hiện nay là 10.000 đồng/1 ký ấu tươi và ấu nấu chín bán từ 12.000-14.000 đồng/kg. Ông Trần Văn Lẹ, “chuyên gia” nấu ấu tại xã Tân Hạnh bật mí : “Thấy nấu ấu đơn giản vậy chớ khó lắm. Nếu nấu lâu thì ấu thì ruột ấu sẽ rời rã; vớt ấu sớm thì sẽ bị sượng, mỗi lần nấu từ 15-20 ký thì việc xác định thời điểm ấu chín cần không hề dễ. Người nấu ấu lành nghề thì chỉ nhìn củ ấu đổi màu trong thùng nấu là tcó thể biết được đến lúc phải vớt ra mà không cần “ thử”. Quan trọng nhất là phải giữ lữa cho thật đều suốt quá trình nấu ấu”.

Ngoài trồng ấu, nhiều hộ dân xã Tân Hạnh còn nấu ấu chín để bán cho khách du lịch đi ngang qua địa bàn. Ảnh: Tô Phục Hưng. 

Ngoài trồng ấu, nhiều hộ dân xã Tân Hạnh còn nấu ấu chín để bán cho khách du lịch đi ngang qua địa bàn. Ảnh: Tô Phục Hưng. 

Ông Trần Văn Lẹ, “chuyên gia” nấu ấu tại xã Tân Hạnh bật mí : “Thấy nấu ấu đơn giản vậy chớ khó lắm. Nếu nấu lâu thì ấu thì ruột ấu sẽ rời rã; vớt ấu sớm thì sẽ bị sượng, mỗi lần nấu từ 15-20 ký thì việc xác định thời điểm ấu chín cần không hề dễ. Người nấu ấu lành nghề thì chỉ nhìn củ ấu đổi màu trong thùng nấu là tcó thể biết được đến lúc phải vớt ra mà không cần “ thử”. Quan trọng nhất là phải giữ lữa cho thật đều suốt quá trình nấu ấu”.

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập265
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại822,553
  • Tổng lượt truy cập90,885,946
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây