Học tập đạo đức HCM

Làm giàu trên quê hương

Thứ năm - 09/11/2017 02:46
Ðến thôn Ðức Giang 1 (xã Lộc Ðức, huyện Bảo Lâm) hỏi anh Ninh Trường Giang dường như ai cũng biết. Họ biết đến anh bởi không chỉ làm kinh tế giỏi với mô hình sản xuất đa cây, đa con cho lợi nhuận hàng trăm triệu đồng mỗi năm mà anh còn có nhiều sáng kiến hữu ích phục vụ trong lao động sản xuất.
 
Ninh Trường Giang đang làm dụng cụ lao động trong xưởng cơ khí mi ni của mình. Ảnh: Đ.A

Ninh Trường Giang đang làm dụng cụ lao động trong xưởng cơ khí mi ni của mình. Ảnh: Đ.A

Trang trại rộng hơn 3 ha của gia đình anh Ninh Trường Giang có hơn 1,5 ha cà phê trong giai đoạn kinh doanh, gần 1 ha xen canh hơn 1.000 gốc tiêu và các loại cây ăn trái có giá trị kinh tế như bơ ghép, sầu riêng và 3.000 m2 chăn nuôi gà thả vườn và nuôi chim bồ câu Pháp. Anh Giang cho biết: Năm 2007, sau khi tốt nghiệp Trường Cao đẳng Công nghiệp và Quản trị kinh doanh TP Hồ Chí Minh, anh ở lại thành phố làm việc cho nhiều công ty với mức lương tương đối khá nhưng môi trường làm việc nhiều cạnh tranh và áp lực nên anh quyết định về quê lập nghiệp. Từ sự động viên của gia đình, đến nay, ước mơ làm giàu trên vùng đất quê hương của anh đã thành hiện thực. Ngoài diện tích cà phê đang cho thu nhập ổn định, anh Giang còn trồng gần 1.000 gốc tiêu nằm xen với cây ăn trái như bơ ghép, sầu riêng đang phát triển khá tốt. Đất trống dưới tán cây ăn trái anh tận dụng trồng khoai sáp vàng, một loại cây ngắn ngày nhưng cho giá trị kinh tế cao. 

Trong quá trình lao động thực tế, cộng với những kiến thức đã được học, anh Giang đã có nhiều sáng kiến, cải tiến hữu ích áp dụng vào sản xuất. Hệ thống phun sương tưới tự động là một trong rất nhiều sáng kiến hữu ích của anh Giang. Sau khi tìm tòi, nghiên cứu qua sách báo, internet, anh Giang đã thiết kế hệ thống tưới phun sương tự động cho diện tích cây tiêu của gia đình. Chi phí đầu tư giảm hơn một nửa so với giá thị trường nhưng hiệu quả đem lại rõ rệt. Từ thành công ban đầu anh Giang đang bắt đầu nhân rộng mô hình tưới phun sương cho toàn bộ diện tích cà phê. Ông Nguyễn Văn Thể, Chủ tịch Hội Nông dân xã Lộc Đức, đánh giá cao về mô hình trang trại của anh Giang, đặc biệt là mô hình tưới phun sương tự động. Ông Thể cho rằng đây là mô hình có hiệu quả và Hội đã nhiều lần tổ chức cho hội viên đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm. Còn theo chị Võ Thị Viết Kha, Bí thư Huyện Đoàn Bảo Lâm, mô hình của Giang cũng đã được nhiều đoàn viên, thanh niên đến tham quan, học hỏi. Đây được đánh giá là mô hình hiệu quả và huy vọng là đoàn viên, thanh niên trong xã có thể nhân rộng được. 

Hiện nay, hơn 1,5 ha cà phê đã được anh Giang chuyển đổi ghép cải tạo bằng các giống đầu dòng, năng suất ổn định trung bình đạt 6 tấn/ha. Cùng với đó là trang trại chăn nuôi gà thả vườn gần 100 con gà mái sinh sản và gần 1.000 con gà thịt thương phẩm, trung bình 4 tháng xuất chuồng một lần. Ngoài ra, Giang còn nuôi 200 cặp bồ câu Pháp giống, trung bình mỗi tháng sinh sản 120 cặp bồ câu non đủ để anh cung cấp giống và thịt thương phẩm cho các nhà hàng và người dân trong vùng. Để chủ động trong việc lựa chọn con giống, anh Giang còn tự nghiên cứu thành công lò ấp trứng mi ni tự động, vừa phục vụ cho nhu cầu ấp con giống của trang trại vừa đáp ứng nhu cầu cho các hộ dân xung quanh, với giá thành thấp hơn từ 1,5 đến 2 triệu đồng so với giá thị trường. Điều đáng mến phục ở chàng trai thuộc thế hệ 8X Ninh Trường Giang đó là tinh thần dám nghĩ, dám làm, có nhiều sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong lao động sản xuất. Chàng kỹ sư này còn có nhiều sáng kiến, cải tiến các loại máy móc phục vụ cho sản xuất nông nghiệp của gia đình như máy phun thuốc, máy xới đất, đào hố bón phân… không chỉ giảm được chi phí đầu tư chăm sóc mà còn giảm sức lao động. Mặc dù những ngày đầu ông Ninh Xuân Hóa, bố của anh Giang, còn băn khoăn, lo lắng cho những dự định lập nghiệp của con mình, nhưng giờ đây ông hoàn toàn tin tưởng và luôn động viên con. Ông Hóa chia sẻ: Thấy con chịu khó làm ăn và cũng đạt được hiệu quả bước đầu thì tôi rất mừng. Tôi sẽ luôn ủng hộ và bên cạnh con.  

Thành công của mô hình kinh tế trang trại đa cây, đa con của anh Giang là khá rõ. Theo tính toán của anh Giang, một vài năm tới mô hình kinh tế trang trại đa cây, đa con của anh sẽ cho lợi nhuận hơn nửa tỷ đồng mỗi năm. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay đối với thanh niên lập thân lập nghiệp ở vùng nông thôn là nguồn vốn đầu tư để phát triển kinh tế gia đình. Nếu được vốn ưu đãi thì Giang sẽ đầu tư trang trại trồng trọt và chăn nuôi bài bản hơn - anh Giang chia sẻ.

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập296
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại820,953
  • Tổng lượt truy cập90,884,346
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây