Học tập đạo đức HCM

Nhà vườn rộn ràng chuẩn bị cho mùa cây cảnh Tết

Thứ năm - 09/11/2017 02:52
Dù còn gần 4 tháng nữa mới đến tết Nguyên đán, nhưng hiện nhiều nhà vườn đang bắt đầu cắt cành, tỉa nhánh, trồng hoa… để cây ra hoa và quả đúng thời điểm nhằm phục vụ nhu cầu chơi Tết của người dân.
Hiện nông dân trồng quất ở Tứ Liên đang làm công đoạn tỉa cảnh, tạo dáng cây. Ảnh: ĐH.

Bắt đầu bận rộn 

Để chuẩn bị cho thị trường Tết, trong những ngày qua, nhiều nông dân tại các làng hoa Hà Nội như: Nhật Tân, Tứ Liên, Tây Tựu… đã túc trực ở vườn cây để thực hiện những công đoạn đầu tiên cho quá trình tạo dáng cây, đôn gốc, trồng cây. Chủ vườn quất Hoàng Ngân (Tứ Liên - Hà Nội) đang cùng nhiều người thợ cắt tỉa, tạo dáng cây cho biết: Công việc chăm sóc quất được thực hiện từ đầu năm nhưng đến đầu tháng 9 âm lịch các nhà vườn bắt đầu tạo dáng cây, cắt tỉa cành. “Công đoạn này sẽ tạo ra những trái quất, cành lá đẹp theo ý muốn”, chủ vườn cho biết. Sau công đoạn này, các nhà vườn sẽ dựa vào thời tiết để tiếp tục chăm bón cây, đến đầu tháng 10 âm lịch lại tiếp tục tạo dáng cho cây thêm một lần. “Đến tết Nguyên đán, dựa vào dáng cây và màu sắc của quả… nhà vườn sẽ quyết định giá của mỗi cây”, ông Phúc, một nông dân ở Tứ Liên cho biết. 

Theo quan sát của phóng viên, năm nay, hầu hết các diện tích trồng quất ở Tứ Liên đã chuyển sang trồng quất bình. Chia sẻ về việc này, ông Trần Văn Tứ một nông dân ở Tứ Liên chia sẻ: “Hiện đất ở Tứ Liên đã cằn cỗi nên việc trồng quất ở dưới đất không có nhiều cây đẹp, quả nhỏ nên 80% diện tích trồng quất ở Tứ Liên chuyển sang trồng quất bình. Ngoài ra, xu hướng vài năm trở lại đây của nhiều gia đình chuyển sang chơi cây quất thế, dáng cây nhỏ phù hợp với không gian hẹp của người đô thị, chỉ có các cơ quan, xí nghiệp mới chơi những cây quất to, do đó để đáp ứng nhu cầu của thị trường người dân Tứ Liên cũng chuyển đổi trồng quất theo hướng cầu kỳ, nghệ thuật hơn”. 

Hiện tại các chủ vườn đào ở phường Nhật Tân cũng đang bắt đầu đánh gốc đào thế lên chậu và tạo dáng cho những cây đào nhỏ. Chị Nguyễn Thị Hương, chủ một vườn đào ở Nhật Tân chia sẻ: “Đó chỉ là công đoạn đầu tiên để chuẩn bị đào Tết. Sau đó, dựa vào thời tiết các nhà vườn sẽ có kế hoạch tuốt lá, chăm bón để đào ra hoa vào đúng dịp tết Âm lịch”. Theo chị Hương, thời điểm hiện tại chưa thể đánh giá chất lượng của hoa đào, bởi quá trình chăm sóc hoa phụ thuộc nhiều vào thời tiết. 

Hiện tại, làng hoa Tây Tựu (Hà Nội) cũng đang bắt đầu công đoạn phay đất, lên luống và trồng cây. Anh Nguyễn Văn Hoàng, một nông dân ở làng hoa Tây Tựu cho biết: “Công đoạn phay đất, trồng cây phải bắt đầu từ nửa tháng trước nhưng do thời tiết mưa nhiều đất ướt nên không làm được, mọi công việc đều bị trì hoãn”. Anh Hoàng cũng chia sẻ: Việc tính toán thời gian để hoa nở trúng tết Nguyên đán rất quan trọng. Tết Nguyên đán nhu cầu tiêu thụ hoa của người dân tăng cao, nếu thuận lợi, mỗi sào trồng hoa cúc sẽ giúp thu được từ 60 - 80 triệu đồng, còn hoa nở trước Tết hoặc sau Tết sẽ bị lỗ.

Tại Hưng Yên, các nhà vườn cũng đã hoàn thành công đoạn ghép thêm một số quả trên cây bưởi để tạo ra cây ngũ quả bán ra thị trường vào dịp tết Nguyên đán. Anh Trần Văn Tuấn, chủ vườn bưởi ở Văn Giang (Hưng Yên) chia sẻ: “Chăm sóc cây những tháng cuối năm vất vả nhất, bởi đây là thời điểm thời tiết có nhiều thay đổi, cây và quả dễ bị hỏng làm ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng quả”.

Giá cây phụ thuộc vào thời tiết

Thời gian vừa qua mưa nhiều đã khiến cho cây giống hoa cúc và hoa ly bị hỏng nên đã đẩy cây giống lên cao. “So với năm ngoái, tiền cây giống một sào ly đắt hơn 10 triệu, còn một sào cúc đắt hơn 1 triệu. Nếu thời tiết không thuận lợi, hoa không nở đúng dịp Tết Nguyên đán người dân làng hoa Tây Tựu sẽ gặp nhiều khó khăn”, anh Hoàng cho biết. 

Theo chủ vườn cây cảnh Tết, thời điểm hiện tại chưa thể khẳng định được giá của các loại cây cảnh phục vụ tết Nguyên đán. “Nếu thời tiết thuận lợi, giá của quất Tết không có nhiều biến động so với các năm. Tuy nhiên, nếu thời tiết không thuận lợi, cây chết nhiều, giá quất sẽ tăng cao. Trồng cây cảnh phục vụ tết Nguyên đán giống như đánh một canh bạc”, chủ vườn quất Hoàng Ngân cho biết. 

Tuy nhiên, hiện tại nhiều thương lái cũng đã rục rịch tìm về các vườn cây cảnh ở Hưng Yên để tham khảo giá và chất lượng của cây. Anh Tuấn cho biết: “Hiện chỉ có một số thương lái tìm về nhà vườn để tìm tham khảo giá và tìm những vườn quất đẹp để đến tháng 10 Âm lịch sẽ đặt tiền để mua cây”. 

Cũng theo nhiều chủ vườn đào ở Nhật Tân, bắt đầu từ tháng 10 Âm lịch người dân và thương lái sẽ đổ về các vườn đào thế đặt thuê hoặc mua những cây đào thế có dáng đẹp sau đó nhờ nhà vườn chăm sóc đến Tết. “Trong vài năm trở lại đây, kinh tế khó khăn nên cũng có ít khách hàng mua đào thế để chơi Tết mà chủ yếu thuê cây chơi trong vài ngày Tết, để giảm chi phí. Khách đến thuê cây chủ yếu là các cơ quan, công ty và những gia đình có điều kiện kinh tế, còn người dân chủ yếu mua cành đào và những cây nhỏ để chơi Tết”, chị Hương cho biết. 

Đặc biệt, nhiều người còn đặt thuê cây đào thế từ đầu năm và nhờ nhà vườn chăm sóc. Anh Trần Thế Hiển (Thanh Xuân- Hà Nội) chia sẻ: “Tết Nguyên đán năm 2016, tôi có thuê được một cây đào thế khá ưng ý. Do đó, ngay từ đầu năm tôi đã đặt tiền cho nhà vườn để tiếp tục thuê cây và nhờ họ chăm sóc đến Tết sẽ mang về để chơi”. Cũng theo anh Hiển, việc đặt thuê đào chơi Tết từ đầu năm có chút mạo hiểm, vì có thể đến cuối năm do thời tiết cây sẽ không nở hoa vào đúng dịp tết Nguyên đán. Do đó, người có nhu cầu thuê cây cảnh Tết từ đầu năm cần phải tìm đến những nhà vườn có kinh nghiệm và phải trả giá cao hơn để chủ vườn chăm sóc cây cẩn thận. 

Đỗ Hòa/ Báo Hải quan

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập27
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại821,387
  • Tổng lượt truy cập90,884,780
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây