Học tập đạo đức HCM

Dẫn nước tưới bằng đường ống: Lợi ích lớn nhưng còn nhiều trở ngại

Chủ nhật - 21/01/2018 08:30
Đó là thông tin tại hội thảo Ứng dụng công nghệ đường ống dẫn nước trong công trình thủy lợi, do Tổng cục Thủy lợi (Bộ NNPTNT) tổ chức ngày 19.1, tại Hà Nội.

Áp dụng hiệu quả giải pháp tưới tiên tiến

Ông Đinh Thanh Mừng - Vụ KHCN và hợp tác quốc tế (Tổng cục Thủy lợi) cho biết: Việc áp dụng giá dịch vụ, sản phẩm thủy lợi theo Luật Thủy lợi (có hiệu từ tháng 7.2018), cần xác định lượng nước sử dụng. Việc áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm sử dụng đường ống dễ dàng để kiểm soát, đo đếm lượng nước tưới của người dùng.

 dan nuoc tuoi bang duong ong: loi ich lon nhung con nhieu tro ngai hinh anh 1

Mô hình ứng dụng hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho Công ty TNHH sản xuất và phân phối nông sản sạch OFP ở Vĩnh Phúc. Ảnh: Trần Quang

"Nhu cầu ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước ở Việt Nam từ nay đến năm 2020 là 500.000ha cây trồng cạn dự kiến sẽ được tưới tiên tiến, tiết kiệm nước”.

Ông Đinh Thanh Mừng

Ông Trần Tố Nghị - quyền Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng công trình (Bộ NNPTNT) cho biết, từ năm 2003 đến nay, Bộ NNPTNT đã giao hơn 46.000 tỷ đồng vốn trái phiếu chính phủ, khoảng 10.000 tỷ đồng vốn ODA để đầu tư cho các công trình thủy lợi, trong đó riêng hệ thống kênh dẫn nước, kinh phí đầu tư thường chiếm khoảng 30-40% tổng giá trị dự án.

Theo ông Nghị, để đáp ứng được yêu cầu trường hợp phải đầu tư ở những vùng miền có điều kiện khó khăn (địa chất, địa hình) và phù hợp với một số vùng miền khan hiếm về tài nguyên nước, giảm thiểu tối đa lượng nước tổn thất do thấm và bốc hơi (như vùng Tây Nguyên Nam Trung Bộ), thời gian qua Bộ NNPTNT đã triển khai nhiều dự án đã áp dụng thành công công nghệ dẫn nước bằng đường ống.

Đơn cử như đường ống của trạm bơm Nước Tra huyện Cao Phong (Hòa Bình) dài 20km, đường ống kênh Thường Xuân (Thanh Hóa) dài 12,9km...

Vẫn còn nhiều trở ngại

Theo ông Nghị, việc phát triển hệ thống tưới bằng đường ống ở Việt Nam còn tiến rất chậm so với các nước tiên tiến trên thế giới. "Do nguồn thu, khai thác lợi ích từ các dự án rất thấp nên chủ đầu tư không mặn mà. Ngoài ra, cũng còn các nguyên nhân khác như về quy hoạch, các quy chuẩn, tiêu chuẩn của chúng ta đã cũ chưa sửa đổi kịp thời...".

Để tháo gỡ các khó khăn trên, ông Nghị cho hay: Trong thời gian tới các bộ, ngành phải vào cuộc quyết liệt để sửa đổi các quy chuẩn, tiêu chuẩn và định mức kỹ thuật, đơn giá cho phù hợp với thực tế... để phấn đấu đạt được mục tiêu đáp ứng được nhu cầu tưới tiết kiệm cho 500.000ha cây trồng vào năm 2020.

Ông Trần Quốc Bình - Phó Giám đốc Sở NNPTNT Phú Thọ cho biết, trong giai đoạn từ năm 2007 đến nay tỉnh Phú Thọ đã đầu tư xây dựng 54 công trình thủy lợi sử dụng công nghệ đường ống dẫn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp với chiều dài 134,9km, gồm các loại ống nhựa HDPE, ống nhựa PVC - uPVC, ống composite (24km), ống thép...

Các đường ống trên phục vụ và mang lại hiệu quả cho hơn 4.381ha diện tích đất nông nghiệp như công trình đập dâng Đá Thờ và hệ thống đường ống tưới cho 3 xã của huyện Cẩm Khê trị giá trên 50 tỷ đồng; hồ chứa nước Thượng Long tại xã Thượng Long (Yên Lập) với kinh phí hơn 35 tỷ đồng...

Tại hội thảo, nhiều nhiều đại biểu tại các địa phương cho rằng, bên cạnh các ưu điểm áp dụng dẫn nước bằng đường ống như giúp tiết kiệm nước, dễ dàng lắp đặt, thì việc áp dụng hệ thống tưới bằng ống kín cũng có một số nhược điểm như chi phí đầu tư cho hệ thống đường ống còn cao, công tác vận hành còn đòi hỏi kỹ thuật cao...

Ông Vũ Nam Tiến - Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Ninh Bình cho rằng: "Để thay đổi tư duy tưới tiêu truyền thống và đồng bộ thì chúng ta phải có gói hỗ trợ sản xuất, tức là  phải tập huấn cho người dân, phải tổ chức lại sản xuất và đẩy mạnh áp dụng công nghệ cao thì mới thực sự đem lại hiệu quả".

Theo Trần Quang/danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập253
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại824,807
  • Tổng lượt truy cập90,888,200
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây