Học tập đạo đức HCM

Đắng mùa cam xứ Nghệ

Thứ hai - 16/10/2017 04:45
ắng mùa cam xứ Nghệ Hợp (Nghệ An) trong nhiều năm qua được xem là “vựa” cam của tỉnh Nghệ An – nơi chiếm 2/3 diện tích cam ngon nhất xứ Nghệ. Nhưng hiện nay, thay cho hình ảnh vườn cam trĩu quả ngày nào, vựa cam này đã bị những trận mưa nhấn chìm gây thiệt hại cho nặng cho người trồng cam.


Người dân xót xa trước vườn cam rụng quả.

Xót xa vì cam

Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, tại Nghệ An trong 4 ngày (từ ngày 9 đến ngày 13/10) mưa lớn xuất hiện trên diện rộng nhiều vùng, bản làng bị chia cắt, không những thiệt hại về người mà tài sản của người dân cũng trôi theo dòng lũ. Tại địa bàn huyện miền núi Qùy Hợp, nhiều vùng bị nước lũ chia cắt, trong đó vựa cam tại nông trường Xuân Thành, xã Minh Hợp cũng ngập sâu trong nước lũ. Thời điểm nước cao nhất, có vườn cam ngập đến 1m, nước đổ về xối xả, người dân chỉ biết đứng nhìn chứ không biết làm cách nào để cứu cam. Khoảng 1 tháng nữa cam ở đây có thể thu hoạch, vậy nhưng chỉ sau 3 ngày “ngâm ủ”, cam rụng trắng vườn, thiệt hại không tính toán được.

Có mặt tại vựa cam này, chứng kiến cảnh cam rụng mà thấy xót xa cho người dân nơi đây. Ngày này năm ngoái, vào vườn, mùi thơm bốc lên vậy mà giờ dọc các con mương hàng chục tấn cam rụng lấp hết cả dòng chảy, dưới những gốc cam người dân buồn rầu. Đồi cam nhà ông Phan Thanh Thẩm, xóm Minh Hồ cam rụng trắng cả đồi. Buồn, xót xa, ông Thẩm cho biết: “Năm nay thế là hết thu hoạch! Giá như trời thương cho một thời gian nữa thì chúng tôi không phải mắc nợ…”. Đây không chỉ là nỗi niềm riêng ông Thẩm mà còn của hàng trăm hộ dân sống cùng với cây cam trong nhiều năm trở lại đây.

Anh Nguyễn Hữu Quế, trú tại xóm Minh Hồ cho biết: Gia đình anh có khoảng 3 ha cam, chủ yếu trồng giống cam xã Đoài. Cây cam trồng khoảng 4 năm thì cho quả, ngoài chi phí ban đầu như làm đất, giống cây… mỗi năm đầu phải đầu tư khoảng 100 triệu đồng/1 ha để chăm sóc. Đến khi cho quả thì phải đầu tư khoảng 200 triệu đồng/ha nữa. Ấy thế mà trong đợt mưa lũ vừa qua, nhiều diện tích cam của gia đình anh đã bị ngập lụt, hơn một nửa số cam trên cây đã rụng, số còn lại vẫn đang tiếp tục không cứu vãn được.

Thiệt hại nặng

Theo người dân, sau một năm cần mẫn, cam rất sai quả, có những gốc cam ước tính sản lượng hơn 100 kg. Với giá bán giao động từ 30.000 - 50.000 đồng/1kg mỗi gốc cam sẽ cho thu hoạch khoảng 3 - 4 triệu đồng. Nhưng chưa kịp vui thì mưa lũ ập về, toàn bộ khu vực trồng cam tại xã Minh Hợp sau một đêm mưa nước ngập lênh láng. Kéo theo đó, những vườn cam ngập trong nước, gây rụng quả.

Theo thống kê của Phòng nông nghiệp huyện Qùy Hợp, trong đợt mưa lũ vừa qua có khoảng 288 ha cây ăn quả bị ngập nước, trong đó chủ yếu là cam, quýt, chanh và bưởi … Tại vựa cam ở xã Minh Hợp có những vùng bị ngập nặng, mồ hôi, nước mắt chưa kịp thu thành quả thì lũ về đã cướp đi tất cả. “Không những mùa cam này sẽ có nhiều gia đình trắng tay, mà kéo theo là nợ cũng sẽ gia tăng, chỉ mong bão đừng vào nữa để cây không bị đổ, nếu không là mất hết”, ông Thẩm buồn rầu.

Được biết, huyện Quỳ Hợp có 2.200 ha cam, trong đó 1.200 ha đã cho thu hoạch, chủ yếu trồng các giống cam như xã Đoài, Vân Du, VI, V2 … Chỉ khoảng 1 tháng nữa là đến vụ thu hoạch nhưng do mưa lũ nên cam rụng, chỉ còn lại rất ít quả. Cam rụng, người nông dân vô cùng xót xa. Riêng xã Minh Hợp là địa phương có diện tích trồng cam lớn nhất huyện, hơn 60% gia đình trồng cam, hộ ít nhất 1 ha, nhiều nhất lên tới 15-20ha.   

 Điền Bắc/ Đại đoàn kết

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập324
  • Máy chủ tìm kiếm19
  • Khách viếng thăm305
  • Hôm nay79,849
  • Tháng hiện tại784,962
  • Tổng lượt truy cập90,848,355
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây