Mới đây, tại hội thảo về quy định chống khai thác bất hợp pháp và gian lận thương mại với các DN thủy sản Việt Nam vừa diễn ra ở TP HCM, Cục Quản lý đại dương và khí quyển quốc gia Mỹ (NOAA) cho biết:
Kể từ đầu năm 2018, Mỹ sẽ tăng cường giám sát việc khai thác và nhập khẩu đối với 13 loài thủy hải sản. Đó là cá hồng, hải sâm, cá mập, cá kiếm, cá ngừ, cá mú, cá nục, cua, tôm, bào ngư, hải sâm, cá tuyết nhập khẩu vào nước này.
Bà Heather Brandon, chuyên gia của NOAA cho biết, theo quy định này, mỗi lô hàng hải sản nhập vào Mỹ phải khai báo đầy đủ thông tin khai thác rất chi tiết như đánh bắt ở vùng biển nào, số hiệu tàu, sản lượng và ngư cụ đánh bắt.
Sau đó, hải sản được tập kết tại điểm thu mua nào, vận chuyển, bảo quản ra sao và thông tin quá trình DN thu mua đến chế biến, bảo quản, xuất khẩu cũng phải được nêu rõ.
Chế biến thủy sản xuất khẩu |
Đáng chú ý, hồ sơ lưu về chuỗi lưu giữ, các tài liệu theo dõi sản phẩm từ khi thu hoạch đến thời điểm được đưa vào Mỹ phải được nhà nhập khẩu lưu giữ trong thời hạn hai năm và cơ quan kiểm tra có thể yêu cầu trình xuất bất cứ lúc nào.
"Ngay cả khi lô hàng đó đã được tiêu thụ nhưng nếu NOAA phát hiện khai báo thiếu, sai thì đơn vị nhập khẩu cũng bị xử phạt theo quy định. Trường hợp lỗi vi phạm nhẹ thì phạt tiền theo giá trị lô hàng, nặng thì rút giấy phép nhà nhập khẩu, nặng hơn có thể phạt tù", bà Heather Brandon nhấn mạnh.
Sau Liên minh châu Âu (EU), Mỹ là thị trường nhập khẩu thủy hải sản thứ hai trên thế giới áp dụng chương trình giám sát thủy hải sản nhập khẩu, nhằm chống lại đánh bắt bất hợp pháp, không khai báo, không theo quy định (IUU) và gian lận thương mại thủy sản.
Như vậy, việc Mỹ kiểm tra thông tin khai thác và nhập khẩu đối với 13 loài thủy hải sản sẽ khiến con đường xuất khẩu thủy sản sang Mỹ của Việt Nam thêm phần khó khăn hơn.
Trước đó, ngoài việc tăng thuế chống bán phá giá gấp 3 lần, kể từ đầu tháng 8/2017, các nhà chức trách nước Mỹ còn áp dụng quy định kiểm tra 100% lô hàng cá tra Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường nước này.
Bên cạnh đó, sản phẩm cá tra xuất khẩu phải được chế biến từ cơ sở chế biến cá tra đáp ứng 4 điều kiện gồm:
Đáp ứng các quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh tại Điều 21 của Nghị định 66/2016/NĐ-CP ngày 1-7-2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư kinh doanh về bảo vệ và kiểm dịch thực vật; giống cây trồng; nuôi động vật rừng thông thường; chăn nuôi; thủy sản; thực phẩm.
Đáp ứng các quy định, quy chuẩn kỹ thuật về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong chế biến thủy sản.
Có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp.
Có hệ thống truy xuất nguồn gốc đáp ứng các quy định của pháp luật và đảm bảo khả năng truy xuất đến cơ sở nuôi.
Mỹ là một trong những thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất thế giới hiện nay. Hằng năm xuất khẩu các mặt hàng thủy sản của Việt Nam vào thị trường này đạt khoảng 1,5 tỉ USD.
Theo Thu Trang/baodatviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã