Học tập đạo đức HCM

Phát triển tôm siêu thâm canh - Bài 1: Sức bật từ hướng đi mới

Chủ nhật - 15/10/2017 11:33
Chỉ một thời gian ngắn xuất hiện, tôm được nuôi theo hình thức siêu thâm canh đã nhanh chóng mang lại hiệu quả tích cực.
Sản lượng vượt trội, tỷ lệ thành công lớn đang khiến cho diện tích nuôi tăng nhanh, từ đó đã tạo ra bước đột phá mới, mở ra triển vọng cho ngành tôm Cà Mau đạt được những mục tiêu to lớn. Tuy nhiên, hiệu quả càng lớn thì thách thức lại càng cao và một trong những nguy cơ lớn nhất chính là gây ra ô nhiễm môi trường. 

Hiệu quả thực tiễn 

Theo báo cáo của UBND tỉnh Cà Mau, so với cuối năm 2016, diện tích nuôi tôm công nghiệp giảm, tuy nhiên diện tích nuôi tôm siêu thâm canh tăng khá nhanh, hiện tại đã có 570 hộ nuôi, với hơn 675 ha. Trong đó, ao nuôi khoảng 250 ha; năng suất thu hoạch khoảng 20 - 50 tấn/ha/vụ, tỷ lệ thành công trên 85%. Điều này đã tạo nguồn tôm nguyên liệu cho các nhà máy chế biến xuất khẩu. 

Mô hình nuôi tuần hoàn nước khép kín chú trọng khâu cải tạo nước thải từ ao nuôi trước khi đưa nước trở lại vào ao nuôi chính.

Bên cạnh đó, thời tiết từ đầu năm đến nay được đánh giá là chưa thuận tiện cho nghề nuôi tôm, nhưng sản lượng tôm nuôi vẫn tăng, bình quân trên 6% so với cùng kỳ năm trước. Từ đó cho thấy, nghề nuôi tôm của tỉnh đang có hướng đi đầy triển vọng. 

Ông Mai Hữu Chinh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Cà Mau cho biết, chính sản lượng từ nuôi tôm siêu thâm canh đã đóng góp khá lớn vào tăng trưởng của ngành tôm Cà Mau, đưa tổng sản lượng tôm nuôi trong 9 tháng qua đạt hơn 113.000 tấn, tăng 6,9% so với cùng kỳ, đạt hơn 66% kế hoạch. 

Nguồn nguyên liệu dồi dào, các nhà máy chế biến tôm xuất khẩu tăng cao công suất hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu của các nhà nhập khẩu tại các nước. Trong 9 tháng qua, xuất khẩu tôm đã đạt hơn 750 triệu USD, đạt gần 70% kế hoạch, tăng gần 12% so với cùng kỳ. Với đà tăng nhanh, chiều hướng phát triển trong những tháng gần đây, khả năng sẽ đạt trên 1 tỷ USD xuất khẩu thủy sản. 

Trong số các địa phương của tỉnh Cà Mau, huyện Phú Tân hiện là một trong những nơi có diện tích nuôi tôm siêu thâm canh lớn của tỉnh. Chủ tịch UBND huyện Phú Tân Võ Trường Giang cho biết, đến nay một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội của huyện vượt so với kế hoạch. Trong đó tiêu biểu là sản lượng tôm đạt trên 80%. Trong đó, một phần không nhỏ chính là nhờ vào đóng góp của từ việc hiệu quả mô hình nuôi tôm siêu thâm canh. Hiện, diện tích nuôi siêu thâm canh đã tăng lên nhanh chóng, khoảng 200 ha diện tích với 117 hộ thả nuôi. 

Hộ ông Nguyễn Văn Tuần ở ấp Vàm Đình, xã Phú Thuận, huyện Phú Tân là một điển hình, với 2 ao nuôi tôm siêu thâm canh (diện tích hơn 2.000 m2), bước đầu đã mang lại hiệu quả lớn. 

Nói về kỹ thuật nuôi, ông Nguyễn Văn Tuần cho biết, để cải tạo ao nuôi theo quy trình kỹ thuật nuôi tôm siêu thâm canh; trong đó, thiết kế ao 2 nuôi (mỗi ao có diện tích 1.000m2); một ao vèo tôm giống, với diện tích 200m2. Đồng thời, là hệ thống ao lắng thô, ao xử lý, ao sẵn sàng và ao xử lý nước thải với tổng diện tích gần 8.800m2… 

Đối với ao nuôi, ao vèo tôm giống đều lót bạc. Riêng ao nuôi ông Tuần dùng lưới che kính phía trên. Với ao vèo tôm giống, ngoài việc dùng lưới che phía trên, còn dùng nilon phủ kín trên mặt lưới nhằm ngăn không để nước mưa xuống ao làm giảm độ mặn của nước trong ao vèo. Tôm giống được thả vào ao vèo trong thời gian khoảng 1 tháng mới thả xuống ao nuôi. 

Với cách làm trên, trong vụ tôm vừa qua gia đình ông Nguyễn Văn Tuần đã thu hoạch được 9 tấn tôm/1.000m2 diện tích. Thời gian nuôi hơn 3 tháng, tôm đạt trọng lượng bình quân 33 con/kg. Với cỡ tôm này ở thời điểm thu hoạch vụ tôm vừa rồi có giá khoảng 160.000/kg, qua đó, cho lợi nhuận hàng trăm triệu đồng. 

“Nếu thực hiện đúng quy trình kỹ thuật nuôi, thì mô hình nuôi tôm siêu thâm canh đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, với mô hình nuôi này phải đầu tư nguồn vốn lớn. Gia đình tôi đã đầu tư khoảng 700 triệu đồng cho mô hình nuôi tôm siêu thâm canh”, ông Nguyễn Văn Tuần chia sẻ thêm. 

Hình thành chuỗi liên kết 

Mô hình nuôi tôm siêu thâm canh đòi hỏi quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt.

Qua thực tế cho thấy, rào cản hiện nay của người dân khi triển khai mô hình nuôi tôm siêu thâm canh đòi hỏi người nuôi phải có trình độ kỹ thuật cao, lượng điện tiêu thụ nhiều, chi phí đầu tư ban đầu lớn… Do đó, để phát triển rộng mô hình này, đã có một số doanh nghiệp liên kết với nông dân để chia sẻ công nghệ nuôi tôm. 

Riêng ở tỉnh Cà Mau hiện nay đã xuất hiện một số mô hình liên kết, hợp tác đầu tư giữa doanh nghiệp với người nuôi theo hình thức doanh nghiệp hỗ trợ người nuôi tiếp cận vốn, hướng dẫn kỹ thuật, cung ứng giống, vật tư đầu vào… Trong đó, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dịch vụ và thương mại Một thành viên Việt Mỹ (Công ty Việt Mỹ) đã tiên phong liên kết với nhiều nông dân triển khai mô hình nuôi tôm siêu thâm canh theo quy trình “tuần hoàn nước khép kín”. 

Quy trình này hiện được ngành chuyên môn đánh giá là khá an toàn cho vùng nuôi khi nước trước khi lấy vào ao nuôi đã được xử lý vi sinh đạt các thông số kỹ thuật. Sau khi thu hoạch, nguồn nước được đưa trở ra hệ thống ao lắng, ao lọc và xử lý triệt để rồi mới đưa trở lại vào ao cấp, ao nuôi.  Bên cạnh đó, tùy theo điều kiện của người nuôi mà công ty liên kết đầu vào một phần hoặc toàn phần, từ vật tư trang bị ao nuôi, vi sinh xử lý nước, con giống, thức ăn, kể cả việc thu mua tôm nguyên liệu khi thu hoạch… 

Mô hình nuôi tôm siêu thâm canh đòi hỏi quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt.

Ông Nguyễn Văn Dững (xã Hòa Tân, thành phố Cà Mau) là một trong những hộ liên kết với Công ty Việt Mỹ, chia sẻ: "Gần 10 năm nuôi tôm công nghiệp, tôi thấy tỷ lệ rủi ro quá lớn, trúng được vài vụ đầu tiên, còn lại thường xuyên rơi vào cảnh “treo ao” vì thiếu vốn tái đầu tư. Năm vừa qua, tôi và Công ty Việt Mỹ liên kết đầu tư theo hình thức toàn phần. Nhờ nuôi theo quy trình “tuần hoàn nước khép kín” nên đạt chỉ số an toàn cao vì kiểm soát được nguồn nước, ô nhiễm và dịch bệnh… Hiện có nhiều hộ dân khác đã liên kết nuôi theo mô hình này." 

Hiện nay, hình thức nuôi siêu thâm canh đang phát triển khá nhanh, bởi hiệu quả sản xuất khá cao cả về năng suất và tính ổn định của nghề nuôi. Đây thật sự là tín hiệu đáng mừng, vì đáp ứng nhu cầu nguồn nguyên liệu lớn cho chế biến xuất khẩu… 

Tuy nhiên, nhiều bài học từ thực tế đã qua vẫn còn nguyên giá trị đối với ngành tôm Cà Mau. Đó chính phát triển manh mún, rất khó kiểm soát trên nhiều lĩnh vực, dẫn đến phá vỡ quy hoạch, làm lãng phí đầu tư hạ tầng, để lại những hậu quả nghiêm trọng, nhất là nguy cơ gây ô nhiễm môi trường rất lớn…

Tác giả bài viết: Huỳnh Anh

Nguồn tin: baotintuc.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập266
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại809,102
  • Tổng lượt truy cập90,872,495
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây