Học tập đạo đức HCM

Đào tạo nghề nông thôn - tìm lời giải tốt nhất

Thứ hai - 15/05/2017 03:48
Dạy nghề cho lao động nông thôn cả về nông nghiệp và phi nông nghiệp là một bài toán với nhiều lời giải khác nhau, vấn đề là chọn ra lời giải nào hiệu quả và tốt nhất.
Một lớp dạy nghề phi nông nghiệp ở ngoại thành TPHCM. Ảnh: NÔNG PHÁT

Một lớp dạy nghề phi nông nghiệp ở ngoại thành TPHCM. Ảnh: NÔNG PHÁT

Tại hội nghị toàn quốc về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tổ chức cuối tháng 3 vừa rồi, Bộ NN-PTNT và Bộ LĐTB-XH cùng bàn các giải pháp sao cho việc đào tạo 5,5 triệu lao động ở nông thôn (gồm lao động nông nghiệp và phi nông nghiệp đến năm 2020 với kinh phí 12.000 tỷ đồng) đạt hiệu quả cao nhất. 

Đào tạo nghề nông

Sau 6 năm thực hiện việc dạy nghề lao động nông thôn theo đề án xây dựng nông thôn mới (NTM), có trên 5 triệu lao động được học nghề, trong đó trên 40% học nghề nông nghiệp và gần 60% học nghề phi nông nghiệp. Kết quả của việc đào tạo là góp phần nâng tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo từ 28% năm 2009 lên 53% năm 2016, năng suất lao động xã hội từ 37,9 triệu đồng năm 2009 lên 84,5 triệu đồng năm 2016. Nhưng bất cập của việc đào tạo nghề cũng gặp không ít khi có nơi việc đào tạo nghề còn mang tính hình thức, chưa thật sự gắn với yêu cầu thực tế. Có xã đào tạo tập trung khoảng 600 người cho một nghề… thiến heo! Cũng có xã vùng đô thị tập trung đào tạo nghề uốn tóc cho chị em. Để khắc phục và loại bỏ những bất cập, trong chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2016-2020, cả 2 bộ thống nhất yêu cầu các địa phương việc đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn phải gắn chặt với yếu tố thị trường, gắn với nông nghiệp công nghệ cao, dự báo được việc làm và mức thu nhập của người lao động sau khi học nghề… Sau đó mới tổ chức đào tạo nghề. Điều kiện là đảm bảo sau đào tạo ít nhất 80% số người học phải có việc làm ổn định. Có thể nói đây là yêu cầu không dễ thực hiện.

Giai đoạn trước, khi nói đến đào tạo nghề nông thôn thường quan tâm đến đào tạo lao động thủ công trong lĩnh vực nông nghiệp, với suy nghĩ làm sao dịch chuyển bớt lao động từ nông nghiệp vào các nhà máy, nên chưa chú trọng đến việc đào tạo nghề cho những nông dân đang sản xuất trên đồng ruộng. Với suy nghĩ, nông dân tất nhiên phải hiểu biết về nghề mình đang làm, nhưng với thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, không chỉ trong nước mà với cả các nước, nông dân buộc phải có kiến thức, chuyên môn cũng như cần có tác phong công nghiệp, nói chung phải là một nông dân chuyên nghiệp mới có thể đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi. Thực tế cho thấy, nông dân có trình độ cao trong sản xuất nông nghiệp không nhiều, đa phần làm theo kinh nghiệm và học hỏi từ những người xung quanh, kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực mình sản xuất như trồng lúa hay các cây trồng công nghiệp khác còn nhiều khoảng trống nên năng suất lao động không cao, chất lượng không đảm bảo. 

Vì vậy, 2 bộ cũng thống nhất, ngành nghề phi nông nghiệp vẫn do ngành LĐTB-XH các địa phương phụ trách, nhưng với nghề liên quan đến sản xuất nông nghiệp chuyển về các sở NN-PTNT địa phương chịu trách nhiệm đào tạo. Vì ngành nông nghiệp không chỉ nắm rõ tình hình sản xuất và nhu cầu thị trường mà còn có lực lượng chuyên sâu để giúp đào tạo lao động nông nghiệp tại chỗ. Đây là một trong những thay đổi với kỳ vọng sẽ giúp việc đào tạo nghề ở nông thôn thiết thực, cụ thể, gắn với thực tế đời sống và tình hình tại mỗi địa phương.

Bài toán có nhiều lời giải

Ông Trần Ngọc Hổ, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT, kiêm Chánh Văn phòng Điều phối NTM TPHCM, vấn đề là làm sao triển khai việc đào tạo lao động tại vùng nông thôn thực sự hiệu quả, sát với thực tế và đáp ứng nhu cầu từng nơi; trong đó, gắn việc đào tạo với quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng NTM. Mục đích cuối cùng là để lao động nông thôn có việc làm, thu nhập ổn định. Việc đào tạo nghề là chuyên ngành của Bộ LĐTB-XH, nhưng việc nắm chắc và nắm sát nhu cầu ngành nghề trong nông nghiệp là thế mạnh, là chuyên môn của ngành nông nghiệp. Một khi phân công đúng chuyên môn sẽ dễ phát huy hiệu quả của việc đào tạo.

Cần nói rõ hơn, với việc phối hợp và phân công này, ở TPHCM cũng như các địa phương khác, ngành LĐTB-XH vẫn chịu trách nhiệm chung về đào tạo nghề lao động nông thôn. Theo ông Nguyễn Trọng Liêm, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông nghiệp TPHCM, riêng với lao động lĩnh vực nông thôn, ngành nông nghiệp có điều kiện để đáp ứng các yêu cầu về đào tạo từ phát triển sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ, tái cơ cấu nông nghiệp, xây dựng NTM. Do vậy sẽ thực hiện tốt hơn việc đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp khi đã có sẵn Trung tâm Khuyến nông, Trung tâm Công nghệ sinh học TP, có Trung tâm Dạy nghề của Ban quản lý Khu Nông nghiệp công nghệ cao, Chi cục Bảo vệ thực vật hay Trung tâm Hỗ trợ nông dân của Hội Nông dân TP… Ngoài ra còn có Trường Trung cấp Kỹ thuật nông nghiệp, nơi đào tạo dài hạn chuyên sâu hơn. Tuy nhiên, để làm tốt hơn, giáo trình đào tạo các nghề phải được cập nhật và hoàn thiện. Ngoài ra, còn tận dụng cơ sở của các trung tâm dạy nghề địa phương để kết hợp đào tạo…    

Ông Trần Ngọc Hổ cho rằng, dạy nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn khó hơn dạy nghề phi nông nghiệp. Vì xu hướng lao động nông thôn không thích làm nông nghiệp. Trước đó, ngành LĐTB-XH cũng cho biết, việc tuyển sinh cũng không dễ dàng. Vì vậy, dạy nghề phải gắn với việc làm để có thu nhập ổn định, nếu không có cách làm phù hợp sẽ khó đáp ứng. Vì vậy, việc đào tạo tránh tình trạng dạy nghề tràn lan, chỉ dạy nghề khi người lao động thật sự có nhu cầu. Và việc đào tạo phải gắn với nhu cầu của doanh nghiệp, như Vingroup có nhu lớn về lao động nông nghiệp công nghệ cao trong thời gian tới cũng là cách để thu hút lao động nông nghiệp. Các cơ sở đào tạo của Sở NN-PTNT, Hội Nông dân TP… gắn với các huyện, quận ven để phát huy lợi thế cao nhất. Người học có thể học tại các trung tâm dạy nghề hay các trường trong khu vực đào tạo để tạo thuận lợi nhất cho người lao động. Đó sẽ là hướng liên kết trong đào tạo, tránh tình trạng giành giật đào tạo. Nơi nào thuận lợi nhất cho việc đào tạo hoặc cũng có thể gom lại các trường trung cấp kỹ thuật nông nghiệp.

Ông Trần Ngọc Hổ nhấn mạnh, dạy nghề cho lao động nông thôn cả về nông nghiệp và phi nông nghiệp là một bài toán với nhiều lời giải khác nhau, vấn đề là chọn ra lời giải nào hiệu quả và tốt nhất.

CÔNG PHIÊN/SGGP


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập333
  • Hôm nay40,407
  • Tháng hiện tại837,105
  • Tổng lượt truy cập90,900,498
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây