Học tập đạo đức HCM

Đắt như... rơm tươi

Thứ ba - 21/04/2015 06:00
Trong khi giá lúa bấp bênh, vài năm trở lại đây, nông dân nhiều nơi ở vùng ĐBSCL chuyển sang thu hoạch rơm để kiếm sống. Với “nghề” mới này, không chỉ nông dân “kiếm thêm”, mà những người làm dịch vụ cũng sống khỏe...
Trồng lúa… thu rơm

Khoảng 3 năm trở lại đây, đi dọc các cánh đồng ở khu vực ĐBSCL, rất ít khi thấy cảnh khói đốt đồng. Nếu có ai đốt rơm rạ thì chỉ đốt ở những đám ruộng nằm cách xa đường lớn, phương tiện cơ giới khó vào để thu hoạch rơm. Anh Phạm Hồng Hà - ngụ xã Mỹ Quý Tây, huyện Đức Huệ, Long An - cho biết, trước đây rơm ở xã anh thường được bán kèm với phân trâu, bò cho nhà vườn ở Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ. Thời gian gần đây, rơm được tiêu thụ tại chỗ do người chăn nuôi sử dụng làm thức ăn cho trâu, bò. “Tôi nuôi vừa trâu vừa bò khoảng 40 con. Mấy vụ lúa trước thì gom rơm nhà về chất thành cây để trâu bò ăn dần. Nay có dịch vụ cuộn rơm bằng máy, muốn trữ rơm cứ gọi dịch vụ”.

Ông Nguyễn Thanh Thủy - ngụ xã Vĩnh Xuân, huyện Trà Ôn, Vĩnh Long - cho biết, nhà ông không chăn nuôi nên cứ tới thu hoạch lúa là thương lái ở Trà Vinh sang thu mua rơm. Ruộng gần đường xe tải đến được, 1ha rơm bán được 1 triệu đồng, đồng xa lộ lớn giá 800.000 đồng/ha. Ông Lê Phước - ở huyện Càng Long, Trà Vinh - là người thu mua rơm. Theo ông Phước, nhu cầu rơm cho chăn nuôi bò, đậy gốc thanh long, cây ăn trái, trồng nấm rơm ở khu vực miền Đông Nam Bộ đang tăng. Nắm bắt được nhu cầu này, ông Phước đã đầu tư 2 máy cuốn rơm đi thu mua rơm bán lại. Bình quân một máy cuốn rơm giá 85 triệu đồng, mang về gắn vào đầu kéo máy cày chạy trong 1 tháng thu lại vốn đầu tư. “Một cái máy mỗi ngày cuốn được hơn 800 cuộn rơm. Một cuộn rơm có trọng lượng khoảng 13 - 14kg. Giá bán rơm tại ruộng 2.000 đồng/kg, vận chuyển đi miền ngoài bán giá 3.000 đồng/kg. Bây giờ bán rơm dễ hơn bán lúa vì nhu cầu đang tăng mạnh” - ông Phước nói.

35.000 tỉ đồng nằm ngoài đồng!

Ông Nguyễn Văn Hùng - một thương lái chuyên thu mua rơm ở vùng Đồng Tháp Mười (Long An) - phân tích, rơm đem đốt gây ô nhiễm môi trường, đồng thời làm mất dần chất hữu cơ trong đất. Còn để rơm lại trên đồng rồi cày xới vùi xuống đất sẽ gây ngộ độc hữu cơ cho cây lúa ở vụ sau. “Mấy năm nay, nhà nông tận dụng nguồn phụ phẩm này dùng làm thức ăn cho trâu, bò và làm nguyên liệu để trồng nấm rơm, nhưng chưa tận dụng triệt để do thiếu cơ giới hóa. Nếu tính đúng tính đủ, nguồn lợi từ rơm rạ rất lớn” - ông Hùng nói.

Theo các thương lái rơm, máy cuốn rơm hiện có loại máy tự hành và máy gắn vào đầu kéo máy cày. Bà con có máy cày chỉ cần đầu tư 85 triệu đồng mua máy cuốn rơm gắn vào đầu kéo máy cày làm dịch vụ sẽ thu hồi vốn nhanh. Còn đầu tư máy tự hành (giá trên 400 triệu đồng) thu hồi vốn chậm hơn. Ông Nguyễn Văn Thành - ngụ xã Long An, huyện Long Hồ, Vĩnh Long - cho biết, ông mua máy cuốn rơm tự hành 406 triệu đồng. Trong điều kiện trời nắng, mặt đất ráo, máy thu gom và ép thành cuộn tròn 1ha mất 2h. Mang máy cuốn rơm đi làm thuê thì thu với giá 800.000 - 1 triệu đồng/ha. Còn nếu đi cuốn rơm bán bình quân 17.000 đồng/cuộn rơm khô và 13.000 đồng/cuộn rơm ướt, sau khi trừ chi phí thu lợi hơn 2 triệu đồng/ngày. Theo nhiều thương lái, mỗi máy cuốn rơm ngoài lái chính còn có thêm khoảng 2 thợ phụ, thu nhập mỗi ngày từ 300.000 - 500.000 đồng/người tùy năng suất.

Theo tính toán của ngành nông nghiệp, sản lượng lúa khu vực ĐBSCL khoảng 25 triệu tấn/năm. Bình quân 1 tấn lúa có 700kg rơm vung vãi trên mặt ruộng thì có khoảng 17,5 triệu tấn rơm cần phải xử lý hằng năm. Nếu với giá bình quân 2.000 đồng/kg rơm tại ruộng, số tiền do rơm mang lại lên đến 35.000 tỉ đồng. Đương nhiên, số tiền này chỉ có khi toàn bộ rơm đều được sử dụng đúng.

Theo laodong.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập495
  • Hôm nay68,396
  • Tháng hiện tại773,509
  • Tổng lượt truy cập90,836,902
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây