Học tập đạo đức HCM

Đâu là giải pháp khai thác thủy sản bền vững?

Thứ sáu - 15/06/2018 22:00
Câu chuyện khai thác, bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm hải sản khai thác như thế nào đạt hiệu quả kinh tế cao, bền vững, đang là vấn đề thời sự nóng bỏng. Đằng sau một thùng hải sản xuất khẩu, có bao nhiêu chính sách, giải pháp ở cấp độ Chính phủ nhằm hỗ trợ người dân; nó thấm đẫm mồ hôi và nước mắt, thậm chí tính mạng của bao nhiêu ngư dân?...
jvt0_10a
Khu hậu cần nghề cá tại đảo Đá Tây A, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa. Ảnh: Hải Luận

Lạc hậu vẫn còn thấy rõ

“Nghề khai thác trên biển được đánh giá khó khăn, vất vả, nguy hiểm... Người dân chúng ta cần cù lao động sản xuất, nhất là sau khi ngành thủy sản “vẽ” nên một thị trường xuất khẩu đứng thứ 3 trên thế giới (sau Trung Quốc, Na Uy). Vì lẽ đó, trong sửa đổi Luật Thủy sản được Quốc hội thông qua cuối năm 2017, đã có 14 điều quy định về nghề khai thác thủy sản. Tôi ngồi nghe các đại biểu là ngư dân, doanh nghiệp, cơ quan quản lý Nhà nước phát biểu tại hội nghị, giống như các đại biểu chất vấn ở Quốc hội. Từ đây, đã toát lên các vấn đề nảy sinh từ thực tiễn cần tháo gỡ ngay cho ngư dân, doanh nghiệp” - Ông Phan Trung Dũng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, phát biểu tại Hội nghị khai thác, bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm hải sản khai thác, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức tại tỉnh Khánh Hòa, ngày 5-4-2018.

Mục tiêu năm 2018, riêng ngành khai thác thủy sản đạt giá trị xuất khẩu 10 tỉ USD. Phía trước còn muôn vàn khó khăn, cả nước số lượng tàu thuyền nhỏ đánh bắt ven bờ quá lớn, tàu cá có công suất dưới 20CV gần 46.000 chiếc, chiếm 42%; tàu từ 20 – 90CV là trên 27.000 chiếc, chiếm 24%; tàu có công suất 400CV trở lên chỉ có 16.000 chiếc, chiếm 14%.

Ông Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nói ví von: “Nghề khai thác của chúng ta mang tính nhân dân, mang tiếng xuất khẩu ra cả thế giới đấy, nhưng tiền thu về được có chút xíu”. Những con số trích dẫn ở trên cho thấy về lực lượng tàu thuyền đánh bắt trên biển còn quá nhỏ nhoi so với biển cả rộng lớn. Cả Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và chính quyền 28 tỉnh, thành có biển đang “giải” bài toán hiện đại hóa ngành khai thác biển. Rồi Ủy ban châu Âu “lăm le” phạt “thẻ vàng” và “thẻ đỏ”, nếu các tàu cá của chúng ta không có chuyển biến với những gì họ khuyến cáo.

Ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, thẳng thắn nhìn nhận: “Cà Mau có vùng ngư trường rộng, cả phía Đông và Tây, nhưng tàu thuyền, máy móc, thiết bị còn lạc hậu, năng suất thấp, tổn thất sau thu hoạch cao. Cảng cá luôn trong tình trạng quá tải. Lực lượng lao động tàu cá có hơn 63% trình độ tiểu học, mù chữ. Hiện đại hóa nghề cá là câu chuyện rất công phu, rất nỗ lực”.

Theo ông Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hai tỉnh Cà Mau và Kiên Giang đứng đầu bảng về số lượng tàu nghề giã cào (lưới kéo), loại nghề hủy hoại nguồn lợi thủy sản cao bậc nhất. Đến nay, vẫn chưa có biện pháp nào thay thế số tàu thuyền này, hằng ngày biển vẫn bị tàn sát và hủy hoại.

Đồng bộ các giải pháp

Gom các ý kiến, đề xuất từ ngư dân, các cơ quan quản lý Nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp, đưa ra các nhóm giải pháp mang tính bền vững lâu dài sau:

Thứ nhất, Chính phủ cần có quy hoạch các vùng khai thác, vùng cần bảo vệ nguồn lợi (giống như rừng quốc gia) ở cấp độ quốc gia. “Làm sao để người dân có ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản, cho cá ăn, cho cá nghỉ, cho cá đẻ, cá phục hồi, cá khỏe... 20 năm sau vẫn còn nguồn lợi khai thác dồi dào. Nếu cứ đánh bắt vô tội vạ như hiện nay, chỉ vài năm nữa coi như “biển chết” thì thật nguy cấp” - Ông Phan Trung Dũng đề xuất.

Thứ hai, xây dựng lực lượng tàu đánh cá lớn, hiện đại, khai thác có chọn lựa. Trước mắt tạm dừng và đi đến “xóa sổ” loại tàu giã cào ven bờ và có lộ trình đi đến cấm luôn tất cả loại tàu giã cào đôi ở vùng khơi. Thay vào đó, Nhà nước hỗ trợ vay vốn để chuyển đổi sang nghề mành chụp lớn, lưới rê, câu cá ngừ, lưới vây... Những loại nghề này có tầm hoạt động vùng biển khơi xa và không làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái đáy biển. Áp dụng những tiến bộ khoa học vào đánh bắt, như máy dò cá, máy định vị, máy radar...

Thứ ba, làm tốt công tác dự báo ngư trường, dịch chuyển dòng hải lưu, thời tiết... Qua điều tra “bỏ túi” của chúng tôi, với các thuyền trưởng tàu cá, họ ít khi sử dụng thông tin dự báo ngư trường của cơ quan quản lý Nhà nước đưa ra. “Mình ra biển phải bám chặt dòng hải lưu di chuyển, tăng tốc cho tàu chạy bám theo đuôi và “chặn đầu” đàn để đánh bắt. Thông tin dự báo ngư trường của các tổng đài đưa ra thường hay bị lệch so với thực tiễn, nếu các tàu cứ tin đi theo coi chừng bị lỗ tổn” - Một thuyền trưởng ở thành phố Nha Trang lý giải.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần cử những chuyên gia, nhà khoa học thường xuyên đi theo tàu đánh cá của ngư dân cùng nghiên cứu và đánh giá ngư trường. Từ đó mới đưa ra thông tin dự báo tương đối chính xác với thực tiễn và phù hợp từng loại nghề đánh bắt. Đừng bao giờ ngồi phòng lạnh mà “vẽ bản đồ” cá đi, chết dân.

Thứ tư, tạo nguồn lực lao động có trình độ cao trên tàu đánh cá. Các ông chủ tàu đánh cá sợ nhất là thiếu lao động, dẫn đến tàu phải nằm bờ nhiều ngày khi mùa vụ sản xuất đến. “Nhà nước nên miễn, giảm học phí đối với sinh viên học ngành khai thác biển, nhằm thu hút lực lượng lớn sinh viên con ngư dân vào học. Nghề biển khó khăn, vất vả chỉ có “con nhà cực” mới chịu đựng được, sau một thời gian sẽ cung cấp cho xã hội một lực lượng thuyền trưởng, máy trưởng, kỹ thuật khai thác có trình độ cao. Đội ngũ này đủ sức vận hành hệ thống kỹ thuật đánh bắt và thiết bị hiện đại trên tàu, đồng thời họ trở thành người thầy “dạy” lại các lao động ngay trên tàu đánh cá” - Ông Đào Công Thiên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, đưa ra giải pháp.

Thứ năm, về thị trường tiêu thụ sản phẩm. Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nêu biện pháp: “Việc phát triển khai thác, bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm hải sản cần phải xuất phát từ cái gốc của thị trường, muốn vậy cần phải nhận diện cho được nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước. Từ đó nghiên cứu, chế biến sâu các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường xuất khẩu. Các cơ quan của Bộ cần nghiên cứu thật kỹ về công nghệ, máy móc, quy trình chế biến thủy sản tiên tiến nhất của thế giới, để giới thiệu, tư vấn cho các địa phương, doanh nghiệp. Công nghệ tiên tiến nhất mới sản xuất ra được sản phẩm tốt nhất, khi đó đủ sức trạnh canh với hàng hóa của các quốc gia khác. Hình thành các chuỗi liên kết giá trị với nhau. Thị trường nội địa cực kỳ lớn, dân số gần 100 triệu dân, mỗi năm có 13 triệu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, khi họ đến biển sẽ ăn hải sản, ví như tại thành phố du lịch Nha Trang không đủ sản hải cung cấp cho du khách ăn”.

Thứ sáu, đầu tư xây dựng những căn cứ hậu cần nghề cá giữa biển. Trên quần đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa và một số đảo như: Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu), Thổ Chu (Kiên Giang), Lý Sơn (Quảng Ngãi), Cồn Cỏ (Quảng Trị)... Nhà nước đã đầu tư xây dựng âu thuyền tránh bão, nhà máy sản xuất nước đá, trạm cấp dầu. Nhưng hoạt động ở những điểm đảo này chưa thực sự hiệu quả, nên chưa “kéo” được tàu thuyền đến đây nhiều. Quần đảo Trường Sa cần nhà máy chế biến hải sản hoặc trạm thu mua sản phẩm, các tàu cá khai thác được con nào ghé vào bán con đó ngay thì sẽ giảm chi phí nhiên liệu chạy ra và chạy vào bờ để bán cá.

Tác giả bài viết: Theo Hải Luận - Phương Oanh/bienphong.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập289
  • Hôm nay79,424
  • Tháng hiện tại784,537
  • Tổng lượt truy cập90,847,930
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây