Học tập đạo đức HCM

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững

Thứ bảy - 01/04/2017 10:42
Sáng 31-3, tại TP Đà Lạt (Lâm Đồng), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Ngân hàng Thế giới (WB), tổ chức hội nghị chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam (VnSAT).

Trưởng ban chỉ đạo dự án, Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Quốc Doanh; đại diện WB, ông Sergiy Zorya, cùng đại diện Văn phòng Chính phủ, các Bộ, ngành T.Ư và 13 tỉnh, thành phố tham gia dự án, tham dự hội nghị.

Tại hội nghị, các đại biểu tập trung thảo luận, đề xuất các giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, như: Bộ NN&PTNT đề xuất Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chính phủ để sớm giao vốn kế hoạch năm 2017 cho các tỉnh; Sở NN&PTNT các tỉnh cần bố trí cán bộ chuyên trách, huy động thêm cán bộ có kinh nghiệm đối với từng lĩnh vực; đẩy nhanh việc nghiệm thu, thanh lý các hợp đồng hỗ trợ kỹ thuật đã kết thúc; phối hợp thúc đẩy giải ngân dòng vốn tín dụng…

Dự án VnSAT gồm bốn hợp phần chính, gồm tăng cường thể chế để hỗ trợ chuyển đổi nông nghiệp, hỗ trợ phát triển lúa gạo bền vững, hỗ trợ sản xuất và tái canh cà-phê bền vững; quản lý, giám sát và đánh giá dự án. Dự án có tổng số vốn 301 triệu USD; trong đó, hơn 237,2 triệu USD vốn vay từ Hiệp hội Phát triển quốc tế - IDA (WB), hơn 28,7 triệu USD vốn đối ứng của Chính phủ và 35 triệu USD từ vốn tư nhân. Dự án thực hiện từ năm 2015 đến 2020, tại 13 tỉnh, thành phố thuộc Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Đến tháng 2-2017, các tỉnh ĐBSCL đã đào tạo quy trình canh tác lúa bền vững 3G3T cho hơn 31,4 nghìn nông dân, với diện tích 58.780 ha; xây dựng 97 điểm trình diễn, diện tích 126 ha; các tỉnh Tây Nguyên đã đào tạo quy trình sản xuất cà phê bền vững cho 7.540 nông dân, với diện tích 8.632 ha; đã thông qua danh sách 14 vườn ươm đạt chuẩn, đủ điều kiện tham gia dự án VnSAT, với tổng số cây giống thực sinh và cây chồi ghép hằng năm hơn chín triệu cây, có thể cung cấp cho nhu cầu tái canh 7.143 ha.

Định hướng chiến lược của dự án là hỗ trợ triển khai Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của Chính phủ, thông qua tăng cường năng lực thể chế của ngành, đổi mới phương thức canh tác bền vững và nâng cao chuỗi giá trị cho hai ngành hàng lúa gạo và cà-phê, tại hai vùng sản xuất hàng hóa chủ lực của Việt Nam là ĐBSCL và Tây Nguyên.

MAI VĂN BẢO/ Báo Nhân Dân

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Quyết định số 633/QĐ-UBND

Về việc kiện toàn BCĐ các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch số 89/KH-VPĐP

Kế hoạch Thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh năm 2025

Báo cáo 56/VPĐP-HCTH

Báo cáo kết quả công tác tập huấn, bồi dưỡng về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch số 47/VPĐP-KH

Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới

Kết luận số 178-Kl/TU

Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập249
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm248
  • Hôm nay73,444
  • Tháng hiện tại408,741
  • Tổng lượt truy cập97,636,922
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây