Học tập đạo đức HCM

Quá trình sinh khí methane ở động vật nhai lại

Thứ sáu - 31/03/2017 23:43
Theo Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO), động vật nhai lại trên khắp thế giới hằng năm thải ra 100 triệu tấn methane, lượng methane phát ra từ gia súc chiếm 14%, nguyên nhân hiện tượng ấm lên toàn cầu, kể từ cuộc Cách mạng công nghiệp.

Đặc diểm tiêu hóa của gia súc nhai lại

Gia súc nhai lại đặc trưng với dạ dày kép gồm 4 túi: Ba túi trước (dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách) được gọi chung là dạ dày trước (không có ở gia súc dạ dày đơn), còn túi thứ 4 gọi là dạ múi khế (tương tự dạ dày đơn).

Quá trình sinh khí Methan

 

Dạ cỏ chiếm hầu hết nửa trái của xoang bụng, từ cơ hoành đến xương chậu, chiếm 85 - 90% dung tích dạ dày, 69% diện tích bề mặt dạ dày. Dạ cỏ được coi là một thùng lên men lớn với chức năng lên men tiêu hóa thức ăn (thức ăn thô xanh và thức ăn tinh).

Khi ăn thức ăn thô, gia súc thường nhai chưa kỹ, thức ăn được nuốt vào vẫn dưới dạng kích thước lớn do đó vi sinh vật dạ cỏ khó có thể lên men hoàn toàn. Chất chứa dạ cỏ liên tục được nhào trộn nhờ sự co bóp theo nhịp của vách dạ cỏ. Phần thức ăn chưa được nhai kĩ có kích thước lớn nằm trong dạ cỏ và dạ tổ ong, được ợ lên theo từng miếng vào thực quản và trở lại xoang miệng để gia súc nhai lại, chính quá trình ợ thức ăn lên nhai lại là lúc khí methane được thoát ra môi trường.

 

Quá trình sinh khí methane và phát thải khí nhà kính

Dạ cỏ có môi trường thuận lợi cho VSV lên men yếm khí: Nhiệt độ tương đối ổn định khoảng 38 - 420C, pH 5,5 - 7,4. Có khoảng 50 - 80% các chất dinh dưỡng của thức ăn được lên men ở dạ cỏ.

Hệ vi sinh vật dạ cỏ (VSV) cộng sinh trong dạ cỏ và dạ tổ ong rất phức tạp, thường gọi chung là vi sinh vật dạ cỏ. Hệ vi sinh vật dạ cỏ gồm có 3 nhóm chính là vi khuẩn (Bacteria), động vật nguyên sinh (Protozoa) và nấm (Fungi). Quần thể vi sinh vật dạ cỏ có sự biến đổi theo thời gian và phụ thuộc vào tính chất của khẩu phần ăn. Trong đó, có vi khuẩn tạo methane, nhóm vi khuẩn này rất khó nuôi cấy trong ống nghiệm, cho nên những thông tin về những VSV này còn hạn chế. Các loài vi khuẩn của nhóm này là Methano baccterium, Methano ruminantium và Methano forminicum.

Trong dạ cỏ, quá trình phân giải các gluxit phức tạp đầu tiên sinh ra các đường đơn hexoza và pentoza. Những phân tử đường này là các sản phẩm trung gian nhanh chóng được lên men tiếp bởi các VSV dạ cỏ. Sản phẩm lên men chính là axit béo bay hơi (ABBH), sinh khối VSV và khí methane. Đó là các axit axetic, propionic và butyric theo một tỷ lệ tương đối khoảng 70:20:8 cùng với một lượng nhỏ izobutyric, izovaleric và valeric. Những axit này được hấp thu qua vách các dạ dày trước vào máu và trở thành nguồn năng lượng cho vật chủ. Quá trình lên men ở dạ cỏ sinh ra khí cacbonic và hydro, hai khí này kết hợp với nhau tạo ra một phụ phẩm lên men là khí methane.
Axit axetic: C6H12O6 + 2H2O ->        

2CH3COOH + 2CO2 + 4H2

Axit propionic: C6H12O6 + 2H2 ->   

2CH3CH2COOH + 2H2O

Axit butiric: C6H12O6     ->     

CH3-CH2CH2COOH + 2CO2 + 2H2

Khí methane: 4H2 + CO2 ->  CH4 + 2H2O

Hoạt động lên men gluxit của vi sinh vật dạ cỏ đã giải phóng ra một khối lượng khổng lồ các khí, chủ yếu là CO2 và CH4. Các thể khí này không được gia súc sử dụng, mà được thải ra ngoài cơ thể thông qua phản xạ ợ hơi.

Lượng thức ăn thô ăn vào được quyết định bởi chất lượng của thức ăn như độ hòa tan, phần không hoà tan nhưng có thể lên men được, tốc độ phân giải phần không hòa tan và độ ngon miệng (Orskov, 2005). Vì vậy, điều quan trọng là phải hiểu biết đặc tính của mỗi loại thức ăn, cách chế biến thức ăn, cân bằng dinh dưỡng, cân đối khẩu phần và chế độ cho ăn để gia súc tiêu hóa triệt để các dinh dưỡng có trong thức ăn, vừa tăng hiệu quả kinh tế, vừa giảm khí methane thải ra môi trường, giảm phát thải khí nhà kính.

Nhiều kết quả nghiên cứu trên thế giới đã xác định một số biện pháp có thể áp dụng trong chăn nuôi để giảm phát thải khí nhà kính:

- Cân đối khẩu phần thức ăn cho vật nuôi để tiêu hóa triệt để dinh dưỡng. Bổ sung thức ăn tinh trong khẩu phần thức ăn gia súc nhai lại, sử dụng đa dạng thức ăn thô xanh, bổ sung thức ăn chứa tanin, saponin.

- Chế biến thức ăn thô xanh và phụ phẩm trong trồng trọt: Ủ chua, ủ rơm với vôi, ure…

-  Xử lý chất thải chăn nuôi.

Nguyễn Liên Hương
Trung tâm Khuyến nông Quốc gia

 

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập284
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại814,545
  • Tổng lượt truy cập90,877,938
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây