Lúa NA6 trồng theo phương pháp an toàn thực phẩm tại Diễn Châu. Ảnh: Mai Sao |
Tham gia mô hình này có 241 hộ dân, được doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm. Các hộ nông dân phải thực hiện theo quy trình thâm canh an toàn, với phương pháp hoàn toàn không bón phân đạm mà chỉ bón mỗi sào 50 kg phân đa khoáng hữu cơ và 10 kg kaly Canada, toàn bộ mô hình được hỗ trợ 142 triệu đồng trong đó 100% giống và 30% tiền vật tư phân bón.
Qua theo dõi quá trình sinh trưởng, sản xuất lúa theo mô hình hữu cơ này, cho thấy vừa giảm được chi phí sản xuất trên mỗi hécta gần 2 triệu đồng, bên cạnh đó còn hạn chế được sâu bệnh rất nhiều so với phương pháp truyền thống, năng suất tăng, chất lượng gạo đảm bảo sạch an toàn vệ sinh thực phẩm và có khả năng cải tạo đất cho vụ sản xuất sau.
Cán bộ và nông dân xã Diễn Thái khảo sát chất lượng lúa. Ảnh: Mai Sao |
Trong khi năng suất lúa bình quân chung của huyện chỉ đạt 2,5 tạ/sào, thì năng suất lúa sản xuất hữu cơ đạt 3,2 tạ/sào, tương đương 6,4 tấn/héc-ta.
Mai Sao/ Báo Nghệ An
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã