Hiện nay, các địa phương trên địa bàn tỉnh Lai Châu đang tập trung chăm sóc lúa mùa. Dự báo từ giữa tháng 8, đầu tháng 9 là thời gian cao điểm của các đối tượng sâu bệnh gây hại lúa vụ mùa. Sâu cuốn lá nhỏ gây hại mạnh ở trà chính vụ và trà muộn từ 15/8 tại tất cả các huyện trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
Theo thống kê của Sở NN&PTNT tỉnh Lai Châu, diện tích nhiễm sâu cuốn lá trên toàn tỉnh là 128ha, trên 100ha lúa mùa mắc bệnh đạo ôn, 90ha bị bệnh bạc lá. Các đối tượng bệnh đạo ôn, bạc lá, đốm sọc vi khuẩn… tiếp tục gây hại tại các huyện Tam Đường, Than Uyên, Tân Uyên, Phong Thổ, Sìn Hồ và thành phố; chuột, châu chấu có khả năng phá hại lúa mùa, cây trồng vụ thu đông vào cuối tháng 8, đặc biệt ở huyện Nậm Nhùn và Mường Tè.
Nông dân huyện Tam Đường phun thuốc phòng trừ bệnh. (Ảnh: Trọng Hoản) |
Nhằm phòng, trừ sâu bệnh hiệu quả, Sở NN&PTNT tỉnh Lai Châu đề nghị lãnh đạo UBND các huyện, thành phố, các cơ quan chuyên môn cần tiếp tục tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nông dân tập trung chăm sóc lúa mùa, bón phân cân đối NPK để cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt, có kế hoạch điều tiết nước hợp lý theo giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây lúa; thường xuyên kiểm tra, thăm đồng để phát hiện kịp thời các đối tượng sâu bệnh, dịch hại phát sinh, xác định phạm vi phân bổ trên từng trà lúa, từng khu vực để có biện pháp phòng trừ kịp thời, hiệu quả.
Tại huyện Tam Đường, bệnh đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông, bệnh bạc lá và sâu cuốn lá nhỏ đang gây hại mạnh trên diện rộng ở một số giống lúa vụ mùa như: Séng Cù, Đại Dương, LC270... Tổng diện tích nhiễm bệnh là 93,15 ha/4.287ha, trong đó: Sâu cuốn lá nhỏ là 29,1 ha; bệnh đạo ôn lá là 30,55 ha; bệnh đạo ôn cổ bông là 2,3 ha; bệnh bạc lá là 31,2 ha phân bố tại hầu hết các xã, thị trấn. UBND huyện đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn đôn đốc, hướng dẫn Nhân dân phòng trừ được 59,5 ha, trong đó phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ 20,6 ha, bệnh đạo ôn lá 20 ha, bệnh bạc lá 18,9 ha.
Theo khuyến cáo của cơ quan chuyên môn, đối với bệnh bạc lá, chỉ cần phun phòng kịp thời, triệt để các khu vực đã nhiễm bệnh, những khu vực có nguy cơ phát sinh cao. Sử dụng thuốc đặc trị theo hướng dẫn của cán bộ bảo vệ thực vật tại địa phương.
Hà Thuận/ TNMT
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã