Bà Trương Thị Lan ở khối 7, thị trấn Anh Sơn, người có hơn 30 năm kinh nghiệm làm bánh ong cho biết: Ngày trước cây chôm phù được người dân Anh Sơn trồng nhiều trong vườn, quả của loại cây ấy chủ yếu được dùng để làm món bánh ong trong những ngày tết. Giờ đây, nhiều món bánh ngon mới lạ hơn nên cây chôm phù cũng không còn được trồng nhiều như trước.
Khi thời tiết chuyển lạnh, cũng là lúc những quả chôm phù bắt đầu chín, sẵn sàng nguyên liệu cho những mẻ bánh thơm ngon. Gọi là chôm phù bởi có lẽ bề ngoài loại quả ấy gần giống với quả chôm chôm, khi tách bỏ vỏ có những hạt bé xíu màu đỏ rất đẹp.
Sau khi được lựa chọn hái từ trên cây, những quả chôm phù được tách bỏ vỏ lấy hạt để làm màu cho bánh.
Để làm được thứ bánh ong vừa dẻo, vừa thơm lại vừa ngon, đòi hỏi người làm bánh cũng lắm công phu. Ngoài quả chôm phù còn phải chọn thứ mật mía thơm ngon, đậm đặc. Nếp phải được rang kỹ rồi xay mịn, bệnh cạnh đó còn có thêm gừng và lạc rang.
Sau khi các loại nguyên liệu đã chuẩn bị xong, mật mía, nước chôm phù được hòa lẫn với nhau rồi đưa lên bếp đun sôi vừa lửa, bột nếp và gừng được đổ vào rồi đánh thật nhuyễn. Mất khoảng 15-20 phút để đánh xong một mẻ bánh ong. Vì mật đánh với bột nếp rất dẻo, do vậy để đánh được thứ bánh này đòi hỏi phải có bàn tay chắc khỏe của những người đàn ông.
Sau khi đánh xong bánh được đổ ra khuôn, rồi rắc thêm ít vừng trắng cho bánh thêm bắt mắt.
Bánh ong cũng là món ăn được nhiều trẻ em miền Tây xứ Nghệ ưa thích.
Huyền Trang/kinhtenongthon.com.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã