Học tập đạo đức HCM

Dũng sĩ mang danh "khắc tinh" của lũ chuột đồng

Thứ tư - 12/04/2017 23:51
Nhờ ông, những cánh đồng lúa, màu xã Diễn Ngọc (huyện Diễn Châu, Nghệ An) vài ba năm nay đã tăng thu nhập trở lại. Người ta ví ông Trần Thanh Tùng, Giám đốc HTXNN Ngọc Liên, xã Diễn Ngọc là “khắc tinh” của lũ chuột đồng.

Điều đó có lẽ không quá!  

Một thời ra ngõ gặp… chuột

Diễn Ngọc là một xã vùng biển, cuộc sống của người dân chủ yếu dựa vào nghề đánh bắt, chế biến hải sản. Cả xã chỉ có 165 hộ thuần nông với tổng diện tích đất nông nghiệp 37,5ha. Vài ba năm trở lại đây, Diễn Ngọc và nhiều xã của huyện Diễn Châu ít gặp những trận lụt lớn. Ấy là căn nguyên khiến chuột đồng sinh sôi nảy nở theo cấp số nhân. Chúng trở thành nỗi ám ảnh của nông dân Diễn Ngọc.

 dung si mang danh 'khac tinh' cua lu chuot dong hinh anh 1

Chuẩn bị đồ nghề trước lúc ra đồng đánh chuột

Bà Thạch Thị Nại, một nông dân lớn tuổi ở Diễn Ngọc còn nhớ như in về tốc độ “càn quét” của lũ chuột đồng: “Chúng đào hang, làm tổ khắp nơi và ăn không trừ một thứ gì trên đồng ruộng. Năng suất lúa xuân bị kéo xuống chỉ còn 1,5 tạ/sào (500m2/sào Trung bộ). Rau màu thì bị cắn tan hoang, bất kể là ngô, bắp cải, su hào, súp lơ… cứ ra ngõ là gặp chuột. Nhưng mà làm đủ cách cũng không diệt hết được chúng. Tưởng chừng như chúng không thèm ăn bả, không dính bẫy.

Có những đêm, ruộng mạ dù đã được phủ kín nilon nhưng vẫn bị lũ chuột khoét lỗ vào cắn phá, nông dân khốn đốn vì không có mạ để cấy. Tổ chức “mật” phục vào ban đêm bắt cũng không ăn thua. Đào bắt thì không khả thi vì đồng ruộng ở đây tuy ít nhưng nằm xen kẽ giữa các khu dân cư. Lũ chuột chẳng khác gì những chiếc máy quét, đi đến đâu, chúng gây thảm họa đến đó…”.

Khi đã “quét sạch” ruộng đồng, lũ chuột tràn vào khu dân cư, mèo nhà bắt không xuể. Nỗi lo của người dân xã Diễn Ngọc ngày một lớn dần; nhiều cuộc họp bàn lên bàn xuống tìm cách diệt “giặc” chuột. Nhưng sau mỗi đợt đào bắt, đánh bả, lũ chuột cứ như từ đâu đó tràn về, nhiều vô kể. Nhiều hộ bỏ bẵng ruộng đồng tính tìm kế sinh nhai mới.

Nhưng khi nhiều người dân Diễn Ngọc tỏ ra chán nản thì có một người đàn ông vẫn kiên cường đương đầu với nạn chuột hoành hành. Năm 2014, ngô, lúa, hoa màu nhà ông Trần Thanh Tùng cũng bị lũ chuột “đốn hạ” không mảy may thương tiếc. Bản thân ông nhiều đêm trăn trở, gác tay qua trán tìm cách diệt chuột. 

Vụ xuân 2017, chuột đang thực sự gây ra “thảm họa” cho bà con nông dân tại một số địa phương ở các huyện Diễn Châu, Yên Thành, Quỳnh Lưu, thị xã Hoàng Mai. Hàng trăm ha lúa, hoa màu đang bị chuột tấn công. Dùng bả, đánh bẫy không được, bà con nông dân đành dùng nilon quay các chân ruộng để tránh chuột xâm nhập, phá hại. Cách diệt chuột bằng bẫy cải tiến của ông Tùng đang cần được nhân rộng.

Nhiều ngày, ông một mình thơ thẩn trên những cánh đồng, lần theo những lối mòn chuột đi để tìm hiểu đặc tính loài gặm nhấm này. Ông nhận thấy, chúng hoang dã, thông minh, bạo dạn và luôn cảnh giác với mọi sự thay đổi xung quanh môi trường sống. Vì thế, những cánh tiêu diệt chuột trước đây dường như đã lỗi thời.

Cầm trên tay chiếc bẫy chuột bán nguyệt, ông trăn trở, vì sao, tỷ lệ chuột dính bẫy ngày càng thấp? Chính vì hiểu đặc tính luôn cảnh giác của loài chuột đã giúp ông nảy ra ý tưởng cải tạo chiếc bẫy chuột bán nguyệt để lũ chuột rơi vào “ma trận” do con người tạo ra. Chỉ một vài thao tác, thay đổi kết cấu chiếc bẫy và dựa vào đặc tính của chúng để đặt bẫy, ông đã thành công. Một tổ đội diệt chuột do ông Tùng làm “thủ lĩnh” ra đời. Họ đánh từ cánh đồng này sang cánh đồng khác; ở đâu có mặt ông, lũ chuột không còn đường sống.

Cuối năm 2016, ông Tùng được tín nhiệm bầu làm Giám đốc HTXNN Ngọc Liên xã Diễn Ngọc. Tổ diệt chuột do ông sáng lập vẫn hoạt động đều đặn và thực sự trở thành cứu cánh của bà con nông dân Diễn Ngọc.  

“Kỹ nghệ” đánh bắt chuột đồng

Sau một thời gian quan sát tỉ mẩn đặc tính loài chuột, ông Tùng nhận thấy, chúng rất thông minh và bạo dạn. “Lũ chuột mò vào tận bếp, bát cơm thừa vừa mới để ra đó, chúng lập tức xuất hiện rồi dương mắt nhìn, bỏ đi khi thấy bóng dáng con người. Nhưng khi con người vừa quay mặt, chúng cũng quay trở lại với miếng mồi.

 dung si mang danh 'khac tinh' cua lu chuot dong hinh anh 2

Khắc tinh của lũ chuột

Nhiều người nghĩ chúng bạo dạn thì không khó để đánh bắt nhưng thực tế hoàn toàn ngược lại. Khi cầm chiếc bẫy bán nguyệt, tôi nghĩ đến việc phải thay đổi một phần thiết kế và cách đánh bẫy cũng phải biến hóa hơn. Bởi lũ chuột là loài đa nghi, khi gặp bất cứ vật lạ nào trên đường di chuyển chúng đều dừng lại dò la rồi mới tiếp tục di chuyển. Và trong tất cả các nông sản, lúa là thứ mà chuột đồng ưa thích nhất”, ông Tùng cho biết.

Ban đầu, khi mua bẫy bán nguyệt về, ông dùng đá mài đánh nhẵn cánh tay đòn, dùng kìm chỉnh lại lẫy của bẫy để đảm bảo khi có chuột ăn mồi sẽ dễ dàng sập bẫy.

Sau đó, ông dùng tông lào cũ, cắt thành đĩa (bàn đạp) gắn vào lẫy để bỏ lúa. Sau khi cài bẫy, ông chọn điểm đặt bẫy là trên đường chuột di chuyển, đĩa bỏ lúa hướng về phía hang chuột, tức là hướng chuột chạy từ hang ra. Trước khi đặt bẫy, đĩa mồi thường được trét một lớp bùn để ngụy trang, phía trên rải dăm bảy hạt lúa, phía dưới tạo ra một lỗ hổng đủ lớn để khi chuột đụng vào đĩa ngay lập tức sập xuống. Có thể ngụy trang thêm vài cọng cỏ và một ít lúa xung quanh điểm đặt bẫy để dụ chuột vào.

“Kể cả con nhái, con chuột nhắt nó nhẹ thế, đi qua đây cũng lạc vào ma trận và sập bẫy chứ nói gì đến chuột cống, chuột đồng”, ông Tùng phấn khởi.

 dung si mang danh 'khac tinh' cua lu chuot dong hinh anh 3

Ông Tùng hướng dẫn “kỹ nghệ” đánh bắt chuột

Ông bắt đầu hướng dẫn một số người dân làm theo cách của mình. Hiệu quả thì thấy rõ nhưng người nông dân vẫn không bền bỉ thực hiện. Một thời gian sau, với sự động viên, ủng hộ của người dân, ông thành lập tổ diệt chuột gồm 6 người. Tại các cuộc họp, người dân đồng thuận đóng 5kg thóc/sào/năm để tổ diệt chuột hoạt động. Nhiều hộ dân phấn chấn còn hỗ trợ 50.000 - 300.000 đồng để động viên tinh thần làm việc của các thành viên. Từ các nguồn kinh phí này, đến nay, tổ diệt chuột của ông Tùng đã có trong tay gần 1.000 chiếc bẫy, có những ngày cao điểm có thể đánh bắt được cả hàng tạ chuột đồng.

“Mỗi thành viên trong tổ được giao 150 chiếc bẫy đã được cải tiến. Tầm 5 - 6 giờ chiều anh em đều đi đặt bẫy. Đến sáng, các thành viên đi thu thành quả, gom về một mối sau đó đem chôn. Theo quy ước, chỗ nào có chuột cắn phá thì bà con chỉ cần treo một tấm nilon làm kí hiệu, tổ sẽ đến diệt chuột. Thông thường, việc diệt chuột sẽ theo từng vùng đến khi lũ chuột thưa dần thì thôi. Trước đây, khi chuột còn nhiều, có khi đánh được vài tạ mỗi ngày nhưng nay ít rồi, mỗi ngày chỉ được 30 - 40kg nữa”, ông Tùng cho biết thêm.

 dung si mang danh 'khac tinh' cua lu chuot dong hinh anh 4

Thành quả của một thợ săn chuột

Theo ông Tùng, lũ chuột thông minh, đa nghi nên phải cố gắng làm sao việc đặt bẫy không bị chúng nghi ngờ. Bên cạnh đó, cần lần theo dấu chuột phá mới để đặt bẫy bởi khi dấu phá đã cũ, thông thường chúng ít khi quay trở lại. Lũ chuột cũng thường không phá sát bờ. Vì thế, bẫy hiệu quả nhất là đặt bẫy trên đường chúng di chuyển và tại “hiện trường” cắn phá. Đối với chuột phá nilon phủ mạ vào cắn phá, cần đặt bẫy ngay phía trong lối chuột tạo ra, đĩa thức ăn hướng ra ngoài. Cách đặt này khiến 100% chuột trên đường đi vào đều dính bẫy.

Thời điểm đánh chuột cũng rất quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả diệt chuột. Theo ông Tùng và các thành viên trong tổ, đánh chuột hiệu quả nhất là sau khi kết thúc vụ hè thu khoảng 1 tháng đến sát vụ xuân vì thời điểm này, thức ăn trên đồng hết, đường đi của chuột hiện ra rất rõ, đặt bẫy rất dễ.

“Sau 2 năm hoạt động, tổ diệt chuột của ông Tùng đã được nhiều xã trên địa bàn huyện Diễn Châu mời đi tập huấn cho nông dân cách đặt bẫy diệt chuột. Trên các cánh đồng của một số xã thuộc huyện Diễn Châu, Quỳnh Lưu, thị xã Hoàng Mai, để tránh lúa, hoa màu bị chuột tấn công, nông dân thường phải vây kín ruộng bằng nilon. Tuy nhiên, tại Diễn Ngọc thi thoảng mới thấy vài bao nilon cắm trên ruộng ra hiệu có chuột để tổ diệt chuột đặt bẫy. Năng suất lúa tại đây nay đã ổn định và không còn cảnh chuột cắn phá”, ông Nguyễn Xuân Bắc, thành viên tổ diệt chuột cho biết.

 

 

 
Theo Văn Dũng (NNVN)
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập277
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại832,692
  • Tổng lượt truy cập90,896,085
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây