HĐND TP. Hà Nội biểu quyết thông qua kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm tới. Ảnh: Hà Nội Mới |
HĐND TP. Hà Nội đã thông qua 10 nghị quyết quan trọng, trong đó có nghị quyết về quy định mức học phí đối với cơ sở giáo dục công lập từ năm 2016-2017 đến năm học 2020-2021; kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 5 năm 2016-2020; phân cấp quản lý Nhà nước đối với một số lĩnh vực kinh tế-xã hội trên địa bàn Thành phố...
Về phát triển KT-XH đến năm 2020, Hà Nội phấn đấu đạt được các chỉ tiêu như sau: Tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2016-2020: 8,5-9,0%, trong đó: Dịch vụ 7,8-8,3%, công nghiệp-xây dựng 10-10,5%, nông nghiệp 3,5-4%, GRDP bình quân/người đạt 140-145 triệu đồng (khoảng 6.700-6.800 USD); cơ cấu kinh tế năm 2020: Dịch vụ 67-67,5%, công nghiệp-xây dựng 30-30,5%, nông nghiệp 2,5-3,0%; số giường bệnh/vạn dân: 26,5; số bác sĩ/vạn dân: 13,5; tỉ lệ xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế (theo chuẩn mới của Bộ Y tế): 100%; tỉ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo: 70-75%; tỉ lệ hộ dân nông thôn, đô thị sử dụng nước sạch: 100%.
* Tại kỳ họp thứ 2, HĐND tỉnh An Giang nhiệm kỳ 2016-2021 đã xác định cần tập trung nguồn lực để đạt tăng trưởng GRDP 6,5% trong năm 2016 và các chỉ tiêu kinh tế-xã hội trong 6 tháng cuối năm 2016.
Theo đó, An Giang tập trung phát triển mạnh sản xuất nông nghiệp, nhất là hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất lúa hè thu và thu đông 2016 về cả năng suất, sản lượng, nhằm bù lại sản lượng bị sụt giảm vụ đông xuân 2015-2016.
Bên cạnh đó, triển khai mạnh mẽ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất cây trồng, chăn nuôi, nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho bà con nông dân, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và phục vụ cho xuất khẩu. Tỉnh triển khai Chương trình hành động về nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) giai đoạn 2016-2020, tập trung cải cách thủ tục hành chánh, tăng cường hỗ trợ cho doanh nghiệp, thực hiện hiệu quả chương trình kết nối ngân hàng-doanh nghiệp, để giúp doanh nghiệp tiếp cận vốn kịp thời, đáp ứng yêu cầu sản xuất, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến nông sản.
Quang cảnh kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Quảng Ninh khóa XIII nhiệm kỳ 2016-2021. Ảnh: Báo Quảng Ninh |
UBND tỉnh cho biết không điều chỉnh các chỉ tiêu trong năm 2016, đồng thời nỗ lực trong chỉ đạo điều hành để bảo đảm tốc độ tăng trưởng kinh tế 6 tháng cuối năm 2016 đạt 11% để kéo tốc độ tăng trưởng cả năm lên 10-10,5% như mục tiêu Nghị quyết của HĐND tỉnh đề ra.
UBND tỉnh sẽ tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ chiến lược, trọng tâm như chỉ đạo, điều hành quyết liệt và linh hoạt nhóm các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế; chủ động báo cáo Trung ương để sớm giải quyết cơ chế chính sách đặc thù cho tỉnh, cho ngành than…
Đồng thời tăng cường công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phát triển các lĩnh vực văn hóa-xã hội, bảo đảm an sinh-xã hội, nhất là đưa các xã đặc biệt khó khăn ra khỏi diện xã khu vực 3 theo kế hoạch đã đề ra; tập trung thực hiện di dân ở các khu vực nguy cơ sạt lở, nguy hiểm, khắc phục tình trạng ngập lụt trên địa bàn đô thị, trong đó có TP. Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí...
* Tại kỳ họp thứ 2, HĐND tỉnh Vĩnh Long khóa IX nhiệm kỳ 2016-2021 đã đề ra 9 nhiệm vụ trọng tâm để phát triển kinh tế-xã hội của năm 2016 và những năm tiếp theo.
Về sản xuất nông nghiệp, tỉnh tập trung thực hiện đề án và kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị, hiệu quả và phát triển bền vững; mở rộng diện tích cánh đồng lớn, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng vùng nguyên liệu, liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Tỉnh cũng đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án phục vụ phát triển và tái cơ cấu ngành, các công trình thủy lợi phục vụ ngăn lũ, bảo vệ sản xuất; tập trung rà soát điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch ngành cho phù hợp với tình hình biến đổi khí hậu.
Nhằm cải thiện môi trường kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp, Vĩnh Long tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực chế biến, xuất khẩu hàng nông sản, thủy sản. Bên cạnh đó, tỉnh tăng cường thực hiện các hoạt động xúc tiến trong thu hút vốn đầu tư theo đúng định hướng và quy hoạch của địa phương; tăng cường xúc tiến thương mại, hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu; nâng cao khả năng dự báo và hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi cơ cấu mặt hàng xuất khẩu.
Chủ tịch HĐND tỉnh Đồng Tháp Phan Văn Thắng phát biểu khai mạc kỳ họp. Ảnh: Báo Đồng Tháp |
Để thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế-xã hội năm 2016 và các năm tiếp theo, Đồng Tháp tiếp tục triển khai các giải pháp, tạo bước đột phá trong các chương trình trọng tâm của tỉnh, nhất là tập trung triển khai có hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp như đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học-kỹ thuật gắn với các chương trình giảm giá thành sản xuất, nâng cao chuỗi giá trị nông sản hàng hoá, nhân rộng những mô hình hiệu quả...
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã