Học tập đạo đức HCM

Internet kiểm soát nông sản sạch

Thứ sáu - 05/08/2016 23:29
Trong bối cảnh chất lượng nông sản đang được quan tâm của người dân, thì Giải pháp Internet kết nối vạn vật - Internet of Things (IoT) hứa hẹn góp phần thúc đẩy nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, nâng cao tính minh bạch, chuyên nghiệp của chuỗi sản xuất nông nghiệp.
 
Ứng dụng IoT trong dưa lưới tại TPHCM.
Ứng dụng IoT trong dưa lưới tại TPHCM.

Nông nghiệp thông minh

Hội nghị về giải pháp IoT mới được tổ chức tại Hà Nội trong khuôn khổ Triển lãm Quốc tế về Sản phẩm, Dịch vụ Viễn thông, CNTT và Truyền thông 2016  đã thu hút đông đảo người quan tâm. Đại diện Tập đoàn Intel nhận định, IoT là lĩnh vực tiềm năng và là tương lai của kết nối Internet. Hiện, IoT đã được ứng dụng cho nhiều lĩnh vực như giao thông thông minh, y tế, giáo dục, nông nghiệp… Tại Việt Nam, nhiều chuyên gia nhận định: Việt Nam có môi trường tương đối đặc thù, nên coi nông nghiệp là chiến lược để phát triển IoT.

Một ví dụ điển hình của nông nghiệp IoT là trường hợp của TS. Nguyễn Bá Hùng với trang trại trồng rau diện tích hơn 4 ha tại xã Xuân Thọ, thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng). Có được thành công hiện nay một phần nhờ công nghệ IoT ứng dụng trong giám sát độ ẩm và tự động tưới tiêu mà ông tiên phong áp dụng. Giải pháp IoT này gồm 5 bộ phận: Thiết bị giám sát các cảm biến đo thông số nhiệt độ, độ ẩm đất, không khí, ánh sáng, mưa; Nền tảng đám mây nhận các dữ liệu thiết bị giám sát gửi về; Phần mềm quản lý tưới chính xác; Ứng dụng trên thiết bị đầu cuối để người dùng tự điều khiển việc tưới nước; Bộ điều khiển nhận dữ liệu để bơm nước. Nhờ công nghệ tưới nước hiện đại này, trang trại này tiết kiệm nước tưới từ 30% - 50%, nhưng vẫn duy trì độ ẩm cho toàn bộ cây rau ở mức 60% (so với 40% trước đây),  cây rau phát triển tốt hơn rõ rệt.

Tất cả thông tin được quản lý và điều khiển qua điện thoại thông minh, giúp người dùng có thể kiểm soát liên tục tại bất kỳ nơi đâu. Để tạo thành mô hình khép kín. Từ đó TS. Hùng có thể sử dụng ngay chiếc điện thoại smartphone của mình để quyết định thời gian tưới, nhu cầu của cây trồng, tưới phun hay nhỏ giọt... Hiện nay, giải pháp tưới tiêu IoT này đã được áp dụng tại một số trang trại lớn tại Nha Trang, Đà Lạt, Bình Thuận, Lâm Đồng...

Tại Khu nông nghiệp công nghệ cao ở TPHCM, từ cuối năm 2015, hơn 1.000m2 khu nhà màng trồng dưa lưới cũng được chăm sóc hoàn toàn tự động. Toàn bộ công việc xem xét nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng cho cây trồng đều được thực hiện tự động thông qua các chíp cảm biến. Từ đó, người nông dân có thể lập kế hoạch, tính toán chi phí, doanh thu từng mùa vụ chính xác trên các thiết bị thông minh. Nhờ đó, sản lượng dưa lưới đã tăng 10%, chất lượng dưa đồng đều hơn phương pháp trồng truyền thống.

Một nông hộ khác ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp rất thành công là gia đình bà Nguyễn Thị Huệ, tổ dân phố Phước Thành, phường 7, TP Đà Lạt (Lâm Đồng). Dù đầu tư ban đầu tốn kém nhưng về hiệu quả kinh tế, so với cách làm nông nghiệp truyền thống thì lợi nhuận hơn hẳn. Với 1 ha nông sản tại gia đình sau khi trừ các chi phí, tiền lãi khoảng 5 tỷ đồng.

Giải pháp sản xuất nông sản sạch theo chuỗi

Trao đổi với phóng viên, ông Vũ Hoàng Liên, Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam cho biết, IoT không phải điều gì quá xa vời mà thay vì nhân công giám sát, chăm bón thì có thể dùng công nghệ hoàn toàn. Ví dụ như tưới tiêu, dù có nhiều nhân công nhưng vẫn tưới chỗ thừa, chỗ thiếu. Trong khi, IoT giúp chủ trang trại đưa ra những giải pháp tưới tiêu hiệu quả bằng thiết bị cầm tay…

Theo thống kê, ở Việt Nam mới chỉ có 6 nhà cung cấp giải pháp IoT chính thức. Một doanh nghiệp đang thực hiện nhiều dự án tại tỉnh Lâm Đồng cho biết, IoT cho nông nghiệp giúp người nông dân tăng năng suất, giảm chi phí và tránh rủi ro vụ mùa. Qua đó, giúp phát triển nông nghiệp sạch, an toàn và bền vững. Tuy nhiên, hiện nay chi phí ban đầu để thực hiện giải pháp IoT khá cao, bởi chưa có doanh nghiệp nào sản xuất các thiết bị phần cứng nên chủ yếu phải nhập ngoại.

Theo ông Nguyễn Thế Trung, Tổng Giám đốc Tập đoàn DTT, đơn vị đang thực hiện giải pháp IoT: “Trạm cấp nước và nhà vệ sinh nông thôn” cho biết, xu hướng tại Việt Nam là làn sóng mới, tạo đột phá. Giúp hạ thấp chi phí, nâng cao chất lượng nông sản. Hiện nay, có tới 90% thiết bị chưa được kết nối, do đó, đây là mảnh đất phát triển đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp công nghệ. Cái khó của doanh nghiệp hiện nay là thị trường còn nhỏ hẹp, sản xuất thiết bị ít tất nhiên giá cả sẽ bị đội lên rất cao. “Đây là thách thức của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực IoT trong nông nghiệp, rất cần sự quan tâm, hỗ trợ từ Chính phủ”, ông Trung nói.

Một chuyên gia nông nghiệp khẳng định: Giải pháp IoT sẽ là tương lai của ngành nông nghiệp, thực phẩm sạch. Trong bối cảnh chất lượng nông sản đang “nóng” như hiện nay, IoT trong nông nghiệp giúp nâng cao tính minh bạch, chuyên nghiệp của chuỗi sản xuất nông nghiệp. Cùng với đó, IoT còn giúp việc truy xuất nguồn gốc nông sản điện tử được dễ dàng, hiệu quả hơn. 

Truy xuất nguồn gốc điện tử đang là xu hướng hiện đại giúp minh bạch, công khai hồ sơ nông sản, đồng thời là yếu tố góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu trên thị trường quốc tế.

Theo Hiểu Minh/tienphong.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập141
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm136
  • Hôm nay29,498
  • Tháng hiện tại897,009
  • Tổng lượt truy cập90,960,402
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây