Việc hỗ trợ các làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội xây dựng và phát triển thương hiệu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, giữ gìn bản sắc truyền thống và danh tiếng vốn có của các làng nghề trên thị trường trong và ngoài nước, phù hợp với các điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng thời, tạo điều kiện để các địa phương của Hà Nội bảo tồn và phát triển thương hiệu làng nghề, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn…
Theo kế hoạch, nội dung hỗ trợ gồm: Đào tạo, tập huấn kiến thức về xây dựng và quảng bá thương hiệu; đặt tên thương hiệu, thiết kế biểu tượng và hệ thống các dấu hiệu nhận diện thương hiệu cho các làng nghề; tư vấn chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu cho làng nghề.
Điều kiện được hỗ trợ gồm: Các làng nghề đã được UBND thành phố quyết định công nhận danh hiệu làng nghề và được UBND các quận, huyện, thị xã gửi văn bản đăng ký tham gia Chương trình Hỗ trợ xây dựng thương hiệu làng nghề Hà Nội từ nguồn ngân sách thành phố.
Tổng dự toán kinh phí triển khai hỗ trợ xây dựng thương hiệu làng nghề năm 2017 là 3 tỷ đồng. Nguồn kinh phí được trích từ Chương trình xúc tiến thương mại thành phố năm 2017 giao Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch thành phố theo Quyết định số 2833/QĐ-UBND ngày 17/5/2017 của UBND thành phố về việc phân bổ kinh phí Chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch thành phố năm 2017.
Nguyễn Hạnh/congthuong.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã