Học tập đạo đức HCM

Chuyện về ngư dân 'Tàu 67' ba chuyến vươn khơi, thu 4 tỷ đồng

Thứ năm - 09/08/2018 23:00
Đó là tàu đóng bằng vật liệu composite, mang tên Tấn Anh 2017, số hiệu PY 99669 TS của ngư dân Huỳnh Tấn Anh, 42 tuổi ở thôn Phú Lạc, xã Hòa Hiệp Nam, huyện Đông Hòa.

Ngư dân Anh cho biết, tàu hạ thủy vào cuối năm 2017 và đi vào hoạt động đầu năm 2018. Đến nay đã vươn khơi 5 chuyến biển đánh bắt tại ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa và đảo Phú Quý. Trong đó 3 chuyến liên tiếp đầu năm bám biển từ 20 - 30 ngày, còn 2 chuyến gần đây do ảnh hưởng ATNĐ và bão làm gió giật mạnh, tàu ra rồi lại vào bờ ngay.

14-35-52_5
Cận cảnh tàu ngư dân Huỳnh Tấn Anh trúng mẻ cá lớn (Ảnh: KS)

“Tàu của tôi hoạt động nghề lưới vây kết hợp ánh sáng. Nghề này nếu ra biển gặp gió cấp 5 - 6 trở lên thì không thể đánh bắt được. Hai chuyến gần đây ra biển gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh đành quay vào bờ neo đậu, không thể bủa lưới”, ngư dân Anh giải thích.

Tuy nhiên, 3 chuyến trước đó, tàu đánh bắt rất hiệu quả, thu tiền tỷ mỗi chuyến. Chuyến đầu tiên từ ngày 12/1 đến 14/2 (âm lịch) tàu đánh bắt hơn 50 tấn cá các loại, doanh thu hơn 1 tỷ đồng. Chuyến thứ hai vươn khơi từ 17/2 đến 13/3 âm lịch đánh bắt 90 tấn cá các loại, doanh thu 1,7 tỷ đồng. Chuyến thứ ba từ 19/3 đến 14/4 đánh bắt 65 tấn cá, thu 1,3 tỷ.

Như vậy, sau 3 chuyến biển liên tiếp vươn khơi tàu của anh Anh đã thu khoảng 4 tỷ đồng. Với chi phí mỗi chuyến biển dao động từ 150 - 200 triệu, sau khi trừ chi phí tàu còn lãi trên 3 tỷ đồng. Mỗi thuyền viên trên tàu (18 người), kiếm từ 15 - 20 triệu đồng/người/chuyến.  

Bí kíp

Đi biển từ năm 16 tuổi, tính đến nay ngư dân Anh đã có thâm niên 26 năm trong nghề. Anh nhận ra rằng, để khai thác thủy sản hiệu quả, bên cạnh kinh nghiệm đánh bắt phải có thì việc đầu tư con tàu, máy móc, trang thiết bị hiện đại phục vụ nghề là hết sức quan trọng. Đây là các yếu tố quyết định đến hiệu quả chuyến biển chiếm đến 70 - 80%, còn lại là sự may mắn.

Theo anh, NĐ 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản đã đáp ứng nguyện vọng của đông đảo của ngư dân, trong đó gia đình anh mạnh dạn vay vốn để đóng được con tàu mơ ước.

Dẫn chúng tôi tham quan con tàu composite hiện đại này, anh giới thiệu, trước đây đi tàu gỗ nhỏ bé, công suất chỉ 250 CV. Nay là tàu hiện đại, chiều dài lên đến 24m, rộng 6,5m, công suất 830CV, tổng giá trị hơn 17 tỷ đồng. 

Tàu được thiết kế cabin 2 tầng, bố trí 2 sàn ngủ cho thuỷ thủ đoàn 20 người, nhà bếp và hệ thống vệ sinh; mặt boong thoáng và rộng, kết cấu sandwich vững chắc, chống rung động và tăng khả năng cách nhiệt, cung cấp đủ không gian để chứa toàn bộ vàng lưới vây.

14-35-52_2
Ảnh: K.S

Tàu bố trí 8 hầm cách nhiệt tổng dung tích 120m3, trang bị hệ thống tời kéo lưới và hệ thống thiết bị khai thác hiện đại, bao gồm: máy dò cá góc quét 360 độ, máy dò ngang, máy dò đứng, ra đa tầm quét 72 hải lý và máy thông tin liên lạc tầm gần, tầm xa.

Đặc biệt, tàu còn sở hữu máy dò cá (Model KCS-3221Z, của hãng Kaiso, Nhật), giá trị 4,8 tỷ đồng. Đây là loại hiện đại được mệnh danh là “siêu chụp”, với bán kính quét rộng từ 1.500 - 2.000m.  “Nhờ máy dò cá này đã phát huy hiệu quả, phát hiện đàn cá và tổ chức vây bắt thành công”, anh khẳng định.

Ngư dân Anh tâm sự, nếu bỏ tiền túi để đóng con tàu composite hiện đại này, chắn chắn anh không kham nổi. Nhưng nhờ NĐ 67 giúp anh sở hữu được nó. Từ khi đi hạ thủy đi biển đến nay, tàu chạy rất êm, không xảy ra sự cố kỹ thuật, đặc biệt không bị phá nước khi sóng to, gió lớn như trước đây sử dụng tàu gỗ. Các thuyền viên cũng phấn khởi và tự tin mỗi khi ra biển.

Ông Nguyễn Tri Phương, PGĐ Sở NN-PTNT Phú Yên cho biết, trước đây chưa đóng tàu 67 ngư dân Anh được đánh giá là người đi biển giỏi, có kinh nghiệm đánh bắt. Nay anh sở hữu tàu 67 anh càng phát huy hiệu quả hơn, là mô hình để ngư dân khác học tập.
KIM SƠ - ĐÌNH THUNG/nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập362
  • Hôm nay41,356
  • Tháng hiện tại838,054
  • Tổng lượt truy cập90,901,447
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây