Tham dự hội thảo có 30 đại biểu đại diện cho chính quyền, cơ quan, đơn vị quản lý nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội, các đơn vị trực tiếp triển khai chương trình 135 và các hộ gia đình được hưởng lợi. Hội thảo còn có sự tham gia của thành viên nhóm nòng cốt tham gia khảo sát và đại diện Quỹ Vì Nhân dân Châu Á Thái Bình Dương (AFAP).
Toàn cảnh hội thảo |
Để có căn cứ đánh giá, trước đó AFAP đã hỗ trợ HCCD đã tiến hành tham vấn 183 hộ gia đình tại 3 xã Ân Phú, Đức Bồng và Đức Hương thuộc huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) khảo sát tham vấn xây dựng các chỉ số. Các hộ dân khảo sát được lựa chọn ngẫu nhiên trong số các hộ đã được nhận một trong các sản phẩm hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp trong năm 2014 như lúa lai Nhị Ưu 838, lạc L14, giống Cam Sơn Thọ, bò, máy cày, máy tuốt lúa, máy gặt lúa. Khảo sát được thực hiện căn cứ các các văn bản pháp quy và triển khai theo quy trình sử dụng thẻ báo cáo công dân theo 8 bước trên nhiều phương diện tiếp cận.
Khảo sát bước đầu đã đánh giá việc phổ biến thông tin, quy trình triển khai Chương trình 135 và mức độ hài lòng củacác hộ dântheo 4 nội dung chính bao gồm: Đánh giá chung mức độ hài lòng; Quy trình thực hiện theo quan sát của người hưởng lợi; Tính phù hợp của các hỗ trợ; Tính hiệu quả, hiệu suất, tác động và bền vững.
Kết quả khảo sát cho thấy Chương trình 135 tại địa phương đã được tuân thủ theo quy trình mà các văn bản các cấp hướng dẫn, tỷ lệ đánh giá chung về mức độ hài lòng của người dân hưởng lợi tương đối cao và mong muốn tiếp tục được hưởng lợi.
Cụ thể về kết quả đánh giá chung về mức độ hài lòng cho thấy đa số các hộ được nhận hộ trợ của cả 3 xã khảo sát đã khá hài lòng với chất lượng cung cấp thông tin triển khai CT135 tại địa phương và hiệu quả từ các hỗ trợ mang lại. Về quy trình lấy ý kiến triển khai hỗ trợ CT135 tại địa phương, đã có 90,1% đánh giá quy trình ở mức đạt yêu cầu trở lên. Trong đó khoảng 40,3% số hộ được hỏi cho rằng quy trình này hoàn hảo và trên 50% đánh giá quy trình đạt yêu cầu chỉ 2,2% số người được hỏi đánh giá quy trình chưa đạt yêu cầu và 7,7%.Việc tiếp cận thông tin liên quan CT135 xét về mức độ dễ dàng, rõ ràng, đã có 85,6% đánh giá từ mức đạt yêu cầu trở lên. Trong đó 31,5% đạt yêu cầu, 23,2% đạt yêu cầu cao và gần 31% cho là đạt mức hoàn hảo. Bên cạnh đó vẫn có sự khác biệt giữa các ý kiến nam và nữ, về mức đạt yêu cầu trở lên nữ có 91%, trong khi đó nam là 81%; về chưa đạt yêu cầu, các ý kiến nữ đánh giá 9%, trong khi đó nam đánh giá 19%.
Hội thảo cũng đã đưa ra các khuyến nghị các vấn đề cần cải thiện như thời gian từ khi đăng ký đến khi nhận hỗ trợ tương đối dài, rút ngắn quy trình phê duyệt, cung ứng kịp thời, tăng cường xây dựng nội quy, quy chế của nhóm để tăng hiệu quả hoạt động, nhất là các nhóm sử dụng máy móc. Bên cạnh đó cần tăng cường thông tin minh bạch, hoạt động giám sát, hướng dẫn kỹ thuật của cán bộ chính quyền, trưởng nhóm tới các hộ dân.
Được biết hoạt động trên nhằm nâng cao năng lực trong hoạt động giám sátcho cộng đồng sở tại đồng thời kết quả chương trình sẽ được tổng hợp gửi các bên liên quan tạo căn cứ đề xuất tham vấn cho các chương trình của Chính phủ.
Theo Tầm Nhìn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã