Học tập đạo đức HCM

Hàng trăm nông dân “lên đời” nhờ trồng mãng cầu

Thứ ba - 08/08/2017 20:24
Đối với người dân xã Hiệp Lợi, thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang, cây mãng cầu đã trở thành “con thuyền chủ lực” lèo lái đưa kinh tế xã ngày càng phát triển, đồng thời còn là “vị cứu tinh” giúp hàng trăm gia đình thoát nghèo, trở nên khá giả, giàu có.
Hàng trăm nông dân “lên đời” nhờ trồng mãng cầu
Người nông dân phấn khởi chăm sóc nâng niu những trái mãng cầu đã giúp họ “đổi đời”

Thu lợi nhuận gấp 10 lần cây lúa

Là một trong những người tiên phong trồng cây mãng cầu trên địa bàn xã Hiệp Lợi, ông Nguyễn Thành Giáp (người dân ấp Xẻo Vông B, xã Hiệp Lợi) cho biết, cách đây khoảng 10 năm nhận thấy làm lúa thu nhập thấp, không đủ trang trải cuộc sống gia đình. Qua tìm hiểu được biết cây mãng cầu cho thu nhập khá cao, đầu ra ổn định, lại còn ít sâu bệnh, nhẹ công chăm sóc, nên quyết định chuyển đổi sang trồng mãng cầu.

Lúc đầu ông chỉ trồng 5.000m2. Sau đó, thấy thu nhập ổn định, đầu ra đều đặn, kinh tế gia đình bắt đầu dư dả nên chuyển đổi tất cả sang trồng mãng cầu. Đến nay gia đình ông có khoảng 1,8 ha diện tích đất trồng mãng cầu.

Theo ông Giáp, dù giá cả có khi rẻ khi đắt nhưng nhìn chung  trồng cây mãng cầu vẫn có đầu ra và thu nhập ổn định hơn cây lúa. Hiện nay, giá mãng cầu dao động từ 15.000 – 20.000 đồng/kg, có thời điểm cao nhất lên đến 30.000 – 35.000 đồng. Đồng thời, 1ha mãng cầu có thể thu hoạch được khoảng 4 tấn trái. Nếu thuận lợi, mỗi năm có thể thu lợi nhuận được 600 – 700 triệu/ha, thu nhập gấp 10 lần so với cây lúa.

“Nhờ mãng cầu mà đời sống kinh tế gia đình thoải mái, ổn định hơn trước, đầu ra cũng ổn định. Trước đây kinh tế còn khó khăn nên con cái không học hành đến nơi đến chốn, chứ như hiện tại thì muốn học tới đâu thì cho học tới đó”, ông Giáp chia sẻ.

Với kinh nghiệm hơn chục năm trồng mãng cầu, ông Giáp cho biết, để trồng mãng cầu thu được năng suất và thu nhập cao cần giữ khoảng cách thích hợp giữa các cây và phải thụ phấn thích hợp để mỗi nụ hoa được búng đều, cho trái tròn, đẹp, giá cao. Cây trồng được 18 tháng thì bắt đầu cho trái nhưng từ 3 năm trở đi thì cây cho năng suất cao, ổn định.

Mùa thuận của mãng cầu là từ tháng 11 đến tháng 3, tháng 4 năm sau. Nhưng để được giá thì người dân phải làm nghịch mùa. Tháng 4 bắt đầu làm cho ra bông, chấm nụ, đến khoảng tháng 10 thu hoạch là có giá. “Hơn chục năm nay, năm nào giá cũng khá ổn. Tuy có lúc lên lúc xuống nhưng thu nhập vẫn đủ để nhà nông có lãi, có đầu ra”, ông Giáp cho biết.

Xây nhà “nhờ” mãng cầu

Tương tự, cũng là một hộ dân thoát nghèo xây nhà mua đất nhờ cây mãng cầu, anh Nguyễn Văn Bình (người dân ấp Xẻo Vông C, xã Hiệp Lợi) cho biết, gia đình anh đã trồng mãng cầu được khoảng 7 năm với diện tích 4.000m2, mỗi năm thu được khoảng 300 triệu.

“Nhờ mãng cầu mà tôi mua thêm được 3,5 công (3.500m2) đất, xây dựng nhà cửa cao ráo, khang trang trên 400 triệu đồng. Trồng mãng cầu chỉ cực khi cây còn nhỏ, thỉnh thoảng chăm sóc, xịt rầy là xong. Sau khi thu hoạch thì thương lái vô tận nơi để thu mua nên cũng rất thuận lợi”, anh Bình tâm sự. Ngoài ra trên địa bàn xã Hiệp Thành, còn rất nhiều hộ dân khác đã “đổi đời” nhờ cây mãng cầu.

Được biết, xã Hiệp Lợi có được diện mạo khang trang, thông thoáng như hiện nay là nhờ cây mãng cầu. Chạy dọc các tuyến đường liên ấp của xã Hiệp Lợi, chúng ta dễ dàng trông thấy nhìn thấy những căn nhà tường cao ráo, khang trang. Mới nhìn thoáng qua, ít ai biết được trước đây đời sống của người dân rất khó khăn, khổ cực, thiếu thốn trăm bề. Cây cối um tùm, đường xá chật hẹp, bùn sình lầy lội. Tất cả đều là nhờ cây mãng cầu. Không phải một hay hai người nói thế mà cả ấp, cả xã đều công nhận điều đó.

Ông Nguyễn Hữu Thành, Trưởng ấp Xẻo Vông B, xã Hiệp Lợi kể trước đây đời sống người dân địa phương gặp nhiều khó khăn, trồng lúa thì năm trúng năm thất, lợi nhuận bấp bênh. Sau đó nhiều hộ chuyển sang trồng mãng cầu và thu được năng suất cao. Dần dần trở thành cây chủ lực phát triển kinh tế địa phương. Hiện nay, toàn ấp có khoảng 100 hộ trồng mãng cầu với diện tích khoảng 50ha. Các hộ trồng đều có kinh tế khá giả đời sống ổn định. Đặc biệt góp phần giúp nhiều hộ thoát nghèo. “Trong 10 hộ trồng mãng cầu đã có 9 hộ thoát nghèo. Đi dài dài nhìn thấy nhà tường khang trang, sạch đẹp trên tuyến đường này tất cả đều nhờ mãng cầu”, ông Thành khẳng định.

 
Đình Thương/ Báo Pháp Luật

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập306
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm303
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại819,969
  • Tổng lượt truy cập90,883,362
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây