Cần liên kết chuỗi để nâng tầm cây ăn trái Nam bộ |
Hiện khu vực Nam Bộ có diện tích cây ăn quả hơn 410.000ha, tập trung nhiều tại các tỉnh Tiền Giang, Đồng Nai, Bến Tre… chiếm tỉ lệ trên 50% diện tích của cả nước. Trong đó có 10 loại cây ăn quả đặc sản có giá trị xuất khẩu cao.
Cây ăn quả của Nam Bộ không ngừng được khẳng định cả về sản lượng và chất lượng. Thị trường xuất khẩu đã mở rộng ra 60 quốc gia trên thế giới. Đáng ghi nhận là nhiều sản phẩm cây ăn quả đã có mặt tại thị trường Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Australia…
Tuy nhiên, bên cạnh mặt được, các mô hình sản xuất cây ăn quả khu vực Nam Bộ còn nhiều hạn chế. Dễ thấy nhất là tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, chất lượng cây ăn quả chưa đồng đều, các mô hình sản xuất liên kết còn hạn chế; thiếu quy hoạch, trồng chạy theo phong trào, công tác xử lý sau thu hoạch chưa được quan tâm đúng mức.
Phát biểu tại diễn đàn, TS Võ Mai, Phó Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam cho biết: Từ nhu cầu của thị trường xuất khẩu cho thấy thế giới đang theo xu hướng sản phẩm sạch, có nguồn ngốc rõ ràng. Để đáp ứng yêu cầu này, người trồng cây ăn trái cần liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị. Đặc biệt, bà con cần thực hiện theo tiêu chuẩn an toàn VietGAP. Bên cạnh đó, cái thiếu lớn nhất của chúng ta hiện nay là công nghệ sau thu hoạch. Phải giải quyết được hai vấn đề này thì cây ăn quả mới có bước tiến mới.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã