Học tập đạo đức HCM

Hiệu quả từ mô hình cho vay vốn qua nhóm hộ

Thứ ba - 28/08/2018 05:47
Thông qua tín chấp của nhóm hộ hội phụ nữ, nhiều chị em được vay vốn ngân hàng về đầu tư chăn nuôi, trồng trọt phát triển kinh tế.

Mô hình cho nông dân vay vốn thông qua nhóm hộ đã được ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank Đăk Lăk) chi nhánh huyện M’ Đrắk triển khai bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực. Thông qua nguồn tín dụng này, người dân ở vùng sâu vùng xa có tiền để kịp thời mua vật tư phân bón, cây giống, con giống sản xuất đúng thời vụ. Mặt khác thành viên trong các nhóm cũng ý thức sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích, mang lại hiệu quả trong việc giảm nghèo.

Bà H Nham Ksơr, Bí thư Chi bộ buôn Pa, xã Cư Prao, huyện M’ Đrắk cho biết, hầu hết bà con Ê Đê buôn Pa đều có nhà, có đất vườn, đất rẫy. Nhưng ít gia đình quan tâm đến việc đăng ký quyền sử dụng đất. Bởi ai cũng cho rằng nhà của mình, đất vườn đất rẫy cũng của mình rồi nên không làm thủ tục đăng ký. Chỉ đến khi cần đến tiền, muốn vay ngân hàng thì không biết lấy gì thế chấp. Vay bên ngoài sẽ được đáp ứng ngay, nhưng lãi suất rất cao.

 

hieu qua tu mo hinh cho vay von qua nhom ho hinh 1
TVốn ngân hàng thông qua tín dụng nông nghiệp nông thôn đã phát huy được hiệu quả. (Ảnh minh họa: agribankbacdaklak)
Từ khi ngân hàng Nông nghiệp Phát triển Nông thôn (Agribank) chi nhánh huyện M’Đrắk thực hiện việc cho vay vốn tín chấp thông qua nhóm hộ, người dân trong buôn mới có điều kiện để vay vốn lãi suất thấp hơn nhiều so với vay bên ngoài. Bà H Nham Ksơr khẳng định tất cả các hộ gia đình trong buôn đều sử dụng đồng vốn đúng mục đích.

 

“Bước đầu nguồn vốn sẽ được tập trung đầu tư cho chăn nuôi, khi có hiệu quả gia đình sẽ chuyển sang trồng mía để kinh tế phát triển. Nguồn vốn vay của ngân hàng lãi suất cũng thấp nên ngoài phần trả nợ cũng sắm sửa được đồ dùng sinh hoạt”, bà H’ Nham Ksơr cho biết.

Chị H’ Lan Ksơr, cán bộ y tế của xã Cư Prao là người được Ngân hàng Agribank chi nhánh M’ Đrắk giao làm tổ trưởng tổ vay vốn tín chấp của phụ nữ buôn Pa, xã Cư Prao. Chị H’ Lan Ksơr trở thành cánh tay nối dài của ngân hàng đến người dân trong buôn. Khi có gia đình nào trong buôn cần vốn đầu tư sản xuất, chị H’ Lan Ksơr sẽ hướng dẫn làm những thủ tục cần thiết để nhanh chóng được nhận tiền, mua vật tư phân bón kịp thời cho vụ sản xuất.

Hàng quý, chị H’ Lan Ksơr thu toàn bộ số tiền lãi của tất cả các thành viên trong tổ, mang ra huyện nộp cho ngân hàng. Trong những năm qua, tổ của chị chưa có trường hợp nào không nộp hoặc nộp chậm số tiền phải trả cho ngân hàng.

“Bà con trong tổ trả lãi theo quý, mỗi quý sẽ đóng tiền lãi cho Tổ trưởng để Tổ trưởng có trách nhiệm mang đến ngân hàng. Do điều kiện đường sá xa xôi, một số bà con không đi được xe máy nên Tổ trưởng kiêm hết toàn bộ rồi có trách nhiệm với ngân hàng”, chị H’ Lan Ksơr cho hay.

Chị Nguyễn Thị Định, tổ trưởng tổ vay vốn của phụ nữ thôn 4, xã Ear Bin cho rằng, thông qua tín chấp của nhóm hộ hội phụ nữ, chị em được vay vốn ngân hàng về đầu tư chăn nuôi, trồng trọt nên gia đình có thêm điều kiện để phát triển kinh tế, ổn định đời sống. Chính nhờ vậy mà uy tín cũng như vai trò của người phụ nữ trong gia đình được nâng lên, được chồng và gia đình tạo điều kiện để tham gia công tác hội.

“Khi chị em được vay và sử dụng đúng mục đích, quản lý đồng vốn chặt và tập trung vào lao động sản xuất nên gia đình nào cũng đầm ấm hạnh phúc”, chị Định cho hay.

Ông Nguyễn Đình Diệu, giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển Nông thôn chi nhánh M’Đrắk cho biết, thông qua tổ hội phụ nữ, mỗi cá nhân được vay 40 triệu đồng. Hiện nay tại huyện M’Đrăk đã có 122 tổ liên kết vay vốn tín chấp tại Ngân hàng Agribank chi nhánh M’Đrắk. Trong đó có 41 tổ phụ nữ, với gần 800 hội viên tham gia.

Để quản lý sâu sát việc sử dụng nguồn vốn đúng mục đích, có hiệu quả, mỗi Tổ trưởng các nhóm vay chỉ giới hạn quản lý nhóm vay vốn dưới 50 thành viên. Ngân hàng dành 6% tổng số lãi thu được trong tổ để chi trả hoa hồng cho các Tổ trưởng. Như vậy việc chi trả hoa hồng cho các tổ trưởng không hề ảnh hưởng đến nguồn vốn cũng như lãi suất đối các thành viên trong tổ.

“Ngân hàng đã đáp ứng kịp thời cho hộ khách hàng vay vốn, đặc biệt là hộ người dân tộc tại chỗ. Qua theo dõi, khách hàng đã sử dụng đồng vốn của ngân hàng rất hiệu quả. Trong các năm gần đây, đời sống và kinh tế của nhiều hộ gia đình đã được nâng lên, xây dựng được nhà cửa, mua sắm vật dụng. Vốn ngân hàng thông qua tín dụng nông nghiệp nông thôn đã phát huy được hiệu quả”, ông Diệu cho biết./.

Theo VOV

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập263
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại827,821
  • Tổng lượt truy cập90,891,214
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây