Học tập đạo đức HCM

Phát huy quy chế dân chủ trong xây dựng nông thôn mới ở miền núi

Thứ ba - 28/08/2018 22:04
Năm 2011, thôn Điền Lý, xã Điền Lư (Bá Thước) triển khai xây dựng nông thôn mới (XDNTM). Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, cấp ủy đảng thôn đã tổ chức các cuộc họp để triển khai sâu rộng chủ trương, ý nghĩa, mục đích của chương trình XDNTM và mức hỗ trợ của Nhà nước đến cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Người dân bản Sại, xã Tam Lư (Quan Sơn) xây dựng, chỉnh trang tường rào nhà văn hóa. 

Mặt khác, thông qua các cuộc họp, người dân trong thôn được trực tiếp bàn bạc, thống nhất nội dung, phương án tổ chức thực hiện và đề ra mức đóng góp phù hợp. Đồng chí Lê Chí Dũng, bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn, chia sẻ: “Thôn Điền Lý nằm ven bên bờ sông Mã, được ví như vùng đồng bằng của huyện Bá Thước. Vì thế, sản xuất nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong giải quyết bài toán thu nhập cho người dân. Sau nhiều cuộc họp bàn bạc, các hộ dân trong thôn đã thống nhất, quyết định lựa chọn xây dựng kiên cố toàn bộ 2,3 km kênh mương”. Năm 2012, thôn Điền Lý đã triển khai xây dựng được 2 km kênh mương, còn lại 300m tiếp tục được xây dựng và hoàn thành vào năm 2016. Ngoài nguồn xi măng của Nhà nước hỗ trợ, nhân dân trong thôn đã đóng góp khoảng 148 triệu đồng và 150 ngày công. Để tránh sự cào bằng, mức đóng góp được thống nhất tại cuộc họp thôn là 330 nghìn đồng/sào ruộng.

Trước năm 2014, con đường vào xóm Mỏ Gà chủ yếu là đường đất, lầy lội người dân đi lại khó khăn. Không chỉ trực tiếp xây dựng và giám sát chất lượng công trình, mỗi hộ dân ở xóm Mỏ Gà còn tự nguyện đóng góp 2,5 triệu đồng và 15 ngày công. “Sau khi hoàn thiện hệ thống giao thông ở xóm Mỏ Gà, phong trào làm đường giao thông ở các xóm được nhân lên, phát triển. Chỉ trong vòng 2 năm, hơn 4 km đường giao thông của thôn đã được bê tông hóa. Với sự nỗ lực, quyết tâm của cấp ủy đảng, sự đồng lòng của nhân dân, năm 2016 thôn Điền Lý đã cán đích NTM” - đồng chí Dũng cho biết thêm.

Ngược lên thượng nguồn sông Lò, chúng tôi đến xã Tam Lư (Quan Sơn). Những ngày này, đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc địa phương đang dồn sức cho ngày về đích NTM vào cuối năm nay. Cách đây 5 năm, khi bắt đầu triển khai XDNTM, xã mới đạt 7/19 tiêu chí. Với điểm xuất phát thấp nên tiêu chí cơ sở vật chất còn thiếu. Đáng nói hơn, một bộ phận cán bộ, đảng viên và bà con chưa nhận thức hết được ý nghĩa của chương trình XDNTM. Trước thực trạng trên, đảng bộ xã đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, làm thay đổi nhận thức của nhân dân về trách nhiệm, vai trò chủ thể trong XDNTM, xóa bỏ tư tưởng “trông chờ, ỷ lại” vào sự đầu tư của Nhà nước. Mặt khác, trong quá trình thực hiện XDNTM, Đảng ủy xã Tam Lư đã phát huy quy chế dân chủ ở cơ sở, từ đó tạo được sự đồng thuận, thống nhất trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Với phương châm “Đảng lãnh đạo, chính quyền quản lý, nhân dân làm chủ” nên nhiều nội dung công việc trong XDNTM đã được bà con nhân dân ở các bản bàn bạc và trực tiếp quyết định, nhất là các khoản đóng góp làm đường giao thông, nhà văn hóa. Trong quá trình thực hiện, nhân dân tham gia giám sát và đóng góp ý kiến cho cấp ủy đảng, chính quyền địa phương trong chỉ đạo, điều hành. Nhờ đó, tạo được niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, tăng cường được mối quan hệ giữa cán bộ với nhân dân. Hiện nay, trên địa bàn xã có nhiều công trình được xây dựng bằng sức dân. Nổi bật là các công trình nhà văn hóa ở 3 bản: Piềng Khéo, Sại, Tình trị giá hơn 1 tỷ đồng, được xây dựng bằng tiền đóng góp của nhân dân, hay trong tổng 20 km đường giao thông liên bản, nội bản, ngõ xóm đã được bê tông hóa, thì có 14,3 km được làm bằng sức  dân. Đến nay, tổng nguồn vốn huy động cho chương trình XDNTM của xã khoảng 37,671 tỷ đồng. Trong đó, nhân dân đóng góp hơn 16,726 tỷ đồng, còn lại là nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương, tỉnh, huyện và các chương trình, dự án. Việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở đang trở thành động lực thúc đẩy quá trình XDNTM ở xã Tam Lư.

Tính đến tháng 7-2018, khu vực miền núi hiện có 32 xã và 393 thôn, bản về đích NTM. Yếu tố quan trọng làm nên thành quả đó chính là quy chế dân chủ trong XDNTM đã được các địa phương khu vực miền núi triển khai hiệu quả.

 
 

Tác giả bài viết: Thụy Châu

Nguồn tin: baothanhhoa.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập297
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại814,289
  • Tổng lượt truy cập90,877,682
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây