Học tập đạo đức HCM

Khó thu hút đầu tư vào nông nghiệp

Thứ sáu - 10/11/2017 22:26
Một trong những bức ảnh gây xúc động nhất được chia sẻ rộng rãi trên báo chí và mạng xã hội trong đợt thiên tai lũ lụt vừ̀a qua, đó là hình ảnh về̀ đàn lợn trôi trong nước lũ của gia đình ông Lê Ngọc Hùng ở xã Yên Giang, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. Sau đêm lũ 12.10, trang trại gia đình ông đã mất trắng 6.000 con lợn (trong đó 2.000 con lợn giố́ng và 4.000 con lợn thịt) với thiệt hại ước tính hàng chục tỷ đồng.
Trại lợn của ông Hùng không phải là trường hợp cá biệt bị tổn thất nặ̣ng nề̀ do bão, lũ. Hàng nghìn hộ dân và doanh nghiệp làm nông nghiệp khác đã từ̀ng gánh chịu thiệt hại do thiên tai để lại. Nhưng khác với những ngành nghề̀ kinh doanh khác, nơi mà khi rủi ro xảy ra, người kinh doanh có thể được san sẻ bớt thiệt hại nhờ các hình thức bảo hiểm, nhìn toàn cảnh bức tranh nông nghiệp hiện nay, thiên tai xảy ra đồng nghĩa là “mất trắng”.
 
Thiên tai và thiệt hại nông nghiệp
 
Là đất nước nằm trong khu vực nhiệt đới, mỗi năm, Việt Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp 5 - 6 cơn bão và 2 - 3 cơn áp thấp nhiệt đới. Thêm vào đó, diễn biến thời tiết bất thường như khô hạn, rét đậm rét hại, xâm nhập mặn… khiến việc làm nông luôn trong tình trạng rủi ro cao. Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy trong giai đoạn từ 2010 - 2015, thiên tai làm mất trắng 234 nghìn hec-ta lúa, hoa màu và khoảng 1.152 nghìn hec-ta lúa, hoa màu bị ngập, hư hỏng.
 
Tính riêng năm 2016, rét đậm, rét hại trên diện rộng tác động đến 14 tỉnh ở miền núi phía Bắc, trong khi đó mưa lũ, ngập lụt nghiêm trọng ở miền Trung, khô hạn ở Tây nguyên và xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long đã ảnh hưởng nặng nề tới sản xuất nông nghiệp của doanh nghiệp và người dân. Hậu quả là 258,3 nghìn hec-ta lúa, 113,2 nghìn hec-ta hoa màu và 49,8 nghìn hec-ta diện tích nuôi trồng thủy sản bị hư hỏng; 52,1 nghìn con gia súc, 1.679,5 nghìn gia cầm và hơn 1 nghìn tấn thủy sản các loại bị chết từ các đợt thiên tai khác nhau.
 
Năm 2016 được xem là năm nông nghiệp thiệt hại nặng nề nhất khiến tăng trưởng toàn ngành là âm trong 6 tháng đầu năm - tình trạng ghi nhận được lần đầu tiên kể từ năm 2005. Cũng trong năm này, ước tính thiệt hại do thiên tai đã lên đến 1,7 tỷ USD, tương ứng 1% GDP. Số liệu của năm 2016 phần nào minh chứng cho tác hại nặng nề của thiên tai lên nền kinh tế. Và những con số tỷ đô thiệt hại này hoàn toàn có thể gia tăng đặt trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng nhanh chóng, khó lường hơn.
 
 
 
Bảo hiểm nông nghiệp đang ở đâu?
 
Rủi ro thiên tai lớn như vậy, nhưng thị trường bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam phát triển khá yếu ớt. Trải qua nhiều năm phát triển, quy mô thị trường lẫn diện bao phủ các vùng miền là hạn chế.
 
Thực tế, bảo hiểm nông nghiệp đã xuất hiện tại ViệtNam từ năm 1982 với sự xuất hiện của Bảo hiểm Bảo Việt (lúc bấy giờ là Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam). Đơn vị này đã cung cấp bảo hiểm cho cây lúa ở hai huyện của tỉnh Nam Định. Đến những năm thập kỷ 90, Bảo Việt mở rộng bảo hiểm cây lúa ở 16 tỉnh thành trên cả nước. Dù vậy, thu không đủ bù chi bồi thường khiến cho công ty thua lỗ dẫn đến ngừng cung cấp dịch vụ năm 1999.
 
Ở mảng kinh doanh bảo hiểm cho vật nuôi và cây công nghiệp, công ty này cũng không thành công, buộc phải rút khỏi thị trường. Đến tháng 7.2001, thị trường bảo hiểm xuất hiện thêm Groupama, doanh nghiệp bảo hiểm nông nghiệp 100% vốn ngoại đầu tiên. Đối tượng bảo hiểm của công ty này là cây trồng, vật nuôi, tài sản, tai nạn lao động,... Tuy nhiên, cũng chỉ được 5 năm, Groupama đa âm thầm rút chân khỏi lĩnh vực trên vì thua lỗ.
 
Khi nhìn sâu vào các con số thống kê, dữ liệu thị trường đồng thời nói lên bức tranh không nhiều tươi sáng này. So sánh với toàn bộ thị trường bảo hiểm, doanh thu từ bảo hiểm nông nghiệp chiếm một tỷ trọng rất nhỏ, chỉ 0,1% so với bảo hiểm phi nhân thọ.
 
Cơn lũ vào tháng 10 vừa qua lên nhanh kinh hoàng đã khiến hàng ngàn con heo chết chỉ trong thời gian ngắn.
Cơn lũ vào tháng 10 vừa qua lên nhanh kinh hoàng đã khiến hàng ngàn con heo chết chỉ trong thời gian ngắn.
 
Chính sách và thị trường bảo hiểm
 
Nhiều nguyên nhân có thể được kể ra để giải thích cho việc thị trường thiếu phát triển.
 
Từ phía người nông dân, tiếp cận bảo hiểm hạn chế cả vì lý do thiếu thông tin, thủ tục pháp lý thiếu rõ ràng, lẫn mức độ “hấp dẫn” của các gói bảo hiểm hiện có. Mua bảo hiểm không khó, nhưng đến lúc thiệt hại để được bảo hiểm chi trả rất khó khăn. Vì thế, hầu hết người dân không mặn mà với bảo hiểm nông nghiệp. Thêm vào đó, phí bảo hiểm cao cộng với việc đảm bảo quy chuẩn của đối tượng tham gia bảo hiểm cũng khắt khe, dẫn đến sản phẩm đầu ra cao, khó tiêu thụ và giảm tính cạnh tranh của hàng hóa nông sản.
 
Về phía doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, những khó khăn chủ yếu đến từ việc thiếu cơ sở pháp lý đầy đủ và rõ ràng trong phân loại rủi ro và đánh giá thiệt hại. Khi đánh giá mức độ bảo hiểm chung chung, dẫn đến doanh nghiệp bảo hiểm phải bù lỗ khi thiên tai xảy ra, thiệt hại lớn, không lường trước. Bên cạnh đó, cần có khung pháp lý cho việc chi trả bảo hiểm đúng đối tượng và chế tài khi người tham gia bảo hiểm có hành vi trục lợi bảo hiểm vẫn chưa đủ chi tiết và rõ ràng. Tất cả những hạn chế này, rốt cuộc sẽ làm giảm lợi nhuận và khiến các DN bảo hiểm nản lòng. Một thống kê được đưa ra gần đây cho thấy, trong 3 năm, tổng nguồn thu của các DN bảo hiểm nông nghiệp chỉ là 394 tỷ đồng tiền phí, trong khi đó, chi bồi thường cao gần gấp đôi, lên đến 713 tỷ đồng(*) .
 
Số ít lợn của trang trại gia đình ông Lê Ngọc Hùng (xã Yên Giang, huyện Uyên Định, tỉnh Thanh Hóa) sống 15 sót nhờ được di chuyển lên khu vực cao hơn.
Số ít lợn của trang trại gia đình ông Lê Ngọc Hùng (xã Yên Giang, huyện Uyên Định, tỉnh Thanh Hóa) sống 15 sót nhờ được di chuyển lên khu vực cao hơn.
 
Nhìn từ góc độ chính sách, các giải pháp vẫn mang tính ngắn hạn, nặng về kích thích kinh tế hơn là tạo ra một hành lang pháp lý mạnh để khuyến khích thị trường phát triển bền vững. Bằng chứng là, thị trường có những chuyển biến tích cực nhờ vào Quyết định 315/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2013. Doanh thu bảo hiểm nông nghiệp bắt đầu tăng vào giai đoạn này, tăng mạnh nhất vào năm 2012, tăng gần 3.000% so với năm 2010 (năm chưa thí điểm). Nhưng hết chương trình thí điểm, hết hỗ trợ, thị trường lại đi xuống. Đến năm 2014, doanh thu từ bảo hiểm nông nghiệp giảm 6 lần so với năm 2013, chỉ đạt 31 tỷ đồng; năm 2015 giảm 8 lần so với năm 2013, đạt 22 tỷ đồng.
 
Dù bất kỳ lý do nào đi nữa, sự đi xuống của thị trường bảo hiểm nông nghiệp là đáng lo ngại. Ở một đất nước hứng chịu rủi ro cao về thiên tai, doanh nghiệp và người dân không thể yên tâm đầu tư vào inh doanh nông nghiệp một khi thị trường thiếu đi thiết chế chia sẻ thiệt hại quan trọng hàng đầu như Bảo hiểm. Vì thế, phát triển nông nghiệp muốn bền vững không thể thiếu được mảnh ghép quan trọng hàng đầu này. Một lần nữa, câu hỏi lại hướng về phía những người làm chính sách: hỗ trợ ngắn hạn hay tạo lập một hành lang pháp lý thông thoáng nhưng chặt chẽ để thị trường bảo hiểm có thể phát triển lành mạnh và bền vững trong lâu dài? 
__________________________
(*)Thông tin dẫn từ báo Tuổi trẻ: http://tuoitre. vn/vi-dau-ca-luc-trang-tay-nong-dan-van-ngan-bao-hiem-20171018075429235.htm
 
 
SA NAM/nongthonviet.com
 Tags: con lợn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập379
  • Hôm nay46,888
  • Tháng hiện tại752,001
  • Tổng lượt truy cập90,815,394
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây