Học tập đạo đức HCM

Khoa học và công nghệ hướng đến phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Thứ năm - 16/02/2017 03:30
Ngành nông nghiệp năm 2016 tăng trưởng đạt 1,2% GDP, điều này cho thấy sự vươn lên vượt bậc của ngành, khẳng định sự đóng góp và vai trò rất lớn của khoa học và công nghệ khi tham gia vào hầu hết các công đoạn sản xuất của ngành Nông nghiệp Việt Nam.
Dẫn đầu về xuất khẩu 

Năm 2016, ngành nông nghiệp đã góp phần ổn định đời sống, cơ cấu sản xuất tiếp tục được điều chỉnh phù hợp với định hướng tái cơ cấu và thích ứng với biến đổi khí hậu. Ngành duy trì sản xuất và phát triển trong điều kiện thiên tai khắc nghiệt nhưng xuất khẩu vẫn tăng cao, tăng trưởng ngành được phục hồi. 

Khoa học và công nghệ là động lực giữ vai trò quan trọng trong tăng trưởng khi tỉ lệ áp dụng máy móc, thiết bị trong sản xuất nông nghiệp gia tăng 1 - 2% so với năm 2015. Các tiến bộ khoa học và công nghệ đã đóng góp khoảng 30 - 40% vào tăng trưởng nông nghiệp. 

Giới thiệu với khách thăm quan sản phẩm giống cây chanh leo công nghệ cao của Viện giống chanh leo công nghệ cao (Nghệ An). Ảnh: Quang Quyết/TTXVN

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường khẳng định: Thời gian qua, khoa học và công nghệ đã tham gia vào hầu hết các công đoạn trong sản xuất nông nghiệp góp phần không nhỏ việc tăng năng suất và chất lượng nông sản. 

Các kết quả khoa học và công nghệ đã ứng dụng trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất nông nghiệp từ nghiên cứu, chọn tạo giống cây trồng, vật nuôi; kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc, canh tác; thức ăn chăn nuôi; phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y; kỹ thuật chế biến, bảo quản sau thu hoạch. 

Trong đó, quan trọng nhất là khâu chọn tạo giống mới cây trồng, vật nuôi theo hướng tăng năng suất, nâng cao chất lượng thay thế giống nhập ngoại. Từ chỗ ngành nông nghiệp nhập khẩu khoảng 70% giống cây trồng, vật nuôi thì nay chỉ còn nhập dưới 30%. 

Các kết quả khoa học và công nghệ được ứng dụng trong nông nghiệp đã giúp Việt Nam trở thành một trong những quốc gia dẫn đầu về xuất khẩu nông, lâm, thủy sản với 10 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD. 

Đặc biệt, trong lĩnh vực sản xuất lúa gạo, Việt Nam đạt kim ngạch xuất khẩu 2,1 tỷ USD. Thành tựu này có vai trò quyết định của khoa học và công nghệ khi 5 năm qua, năng suất lúa liên tục tăng từ 55,4 tạ/ha lên 57,7 tạ/ha, đưa Việt Nam thành nước có năng suất đứng đầu khu vực. 

Hiện nay, trên 90% diện tích được gieo trồng bằng các giống lúa mới hoặc được cải tiến với năng suất tăng từ 10 - 15% và có nhiều giống có đặc tính kháng sâu bệnh chính như rầy nâu, đạo ô, bạc lá và chống chịu với điều kiện biến đổi khí hậu như chịu hạn, chịu mặn, chịu phèn... 

Bên cạnh đó, nhiều tiến bộ khoa học và công nghệ đã được áp dụng có hiệu quả trong sản xuất rau, hoa như nhân giống hoa bằng nuôi cấy mô; trồng trong nhà lưới, nhà kính; sản xuất rau, hoa, quả theo qui trình GAP, công nghệ cao.

Chọn tạo giống đột biến bằng ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ đã có bước tiến đáng kể bằng việc tạo ra, đưa vào sản xuất nhiều loại giống cây trồng. 

Nhiều loại trái cây đặc sản đã được xây dựng, bảo hộ nhãn hiệu tập thể hoặc chỉ dẫn địa lý, được xuất khẩu sang các nước trên thế giới, trong đó có những thị trường lớn, có yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng như Mỹ, châu Âu… góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt 2,3 tỷ USD và lần đầu tiên vượt kim ngạch xuất khẩu gạo. 

Tập trung vào những khu vực mũi nhọn 

Để góp phần thực hiện mục tiêu đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao, sáng 2/2 (mùng 6 Tết Đinh Dậu), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tới thăm và ấn nút khởi động sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại Nông trường VinEco tỉnh Hà Nam, dự kiến tại đây sẽ triển khai khoảng 15 sản phẩm chủ lực với sản lượng từ 20-30 tấn/ngày nhằm phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu. 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, nông nghiệp luôn là trụ đỡ nền kinh tế của đất nước nhưng ngành nông nghiệp đang chịu tác động lớn của biến đổi khí hậu và còn là một nền nông nghiệp có chi phí lớn, đời sống người nông dân chưa cao. 

Vì vậy, Chính phủ sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển nông nghiệp công nghệ cao, góp phần tăng tiềm lực cho ngành nông nghiệp Việt Nam trong thời gian tới. 

Thời gian qua, ngành nông nghiệp đã đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp từ chiều rộng sang chiều sâu, tăng cường liên kết sản xuất trong nông nghiệp, phát triển mạnh công nghiệp chế biến, tiếp tục đầu tư hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. 

Đồng thời, tổ chức sản xuất phù hợp hơn với đa loại hình doanh nghiệp theo mô hình liên kết, tham gia vào các chuỗi giá trị trong nông nghiệp, phát triển theo hướng chế biến tinh, nâng cao giá trị sản phẩm nông sản. 

Tiềm lực của ngành nông nghiệp vẫn còn rất lớn, ngành khoa học và công nghệ cam kết đồng hành với ngành nông nghiệp hướng đến nông nghiệp công nghệ cao để tăng tiềm lực, hướng đến giá trị xuất khẩu hơn là sản lượng xuất khẩu. 

Trong điều kiện nguồn lực hạn hẹp, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng kiến nghị ngành khoa học và công nghệ đồng hành cùng với ngành tập trung vào những khu vực mũi nhọn như sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ…; xây dựng thương hiệu gắn với chỉ dẫn địa lý để nâng cao giá trị hàng hóa nông sản Việt Nam; đồng thời, hướng vào các ngành hàng nông sản có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD.

Tác giả bài viết: Hoàng Linh

Nguồn tin: vnanet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập526
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại799,391
  • Tổng lượt truy cập90,862,784
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây