Học tập đạo đức HCM

Không phát hiện chất tạo nạc Salbutamol trong thịt lợn

Thứ tư - 04/07/2018 23:31
Trong 6 tháng đầu năm, không phát hiện mẫu thịt dương tính với chất cấm Salbutamol. Tuy nhiên, tỷ lệ số mẫu thủy sản vi phạm về chỉ tiêu hóa chất, kháng sinh lại tăng so với năm 2017 (19/1.123 mẫu chiếm 1,69%, năm 2017 là 0,58%)

Theo báo cáo của Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Nafiquad), trong 6 tháng đầu năm 2018, Cục đã tăng cường kiểm tra, thanh tra chuyên ngành theo kế hoạch/đột xuất, liên ngành.

Về an toàn thực phẩm: đã thanh tra theo kế hoạch và đột xuất 21 cơ sở, phát hiện và xử phạt 13 cơ sở vi phạm về chất lượng, an toàn thực phẩm với tổng số tiền xử phạt 283,25 triệu đồng.

Các tỉnh, thành phố đã kiểm tra theo kế hoạch và đột xuất 25.493 cơ sở, phát hiện và xử phạt 1.379 cơ sở vi phạm về chất lượng, an toàn thực phẩm với tổng số tiền xử phạt 6,43 tỷ đồng.

Về kiểm soát tạp chất trong thủy sản: Thanh tra Bộ và Nafiquad đã tổ chức 02 đoàn kiểm tra đột xuất một số cơ sở sản xuất, kinh doanh tôm, kết quả phát hiện 02 cơ sở vi phạm và xử phạt vi phạm hành chính 10 triệu đồng đối với 01 cá nhân về hành vi vận chuyển thủy sản có tạp chất.

Kết quả giám sát trên diện rộng do các cơ quan Trung ương và các địa phương thực hiện cho thấy: Đã khống chế tốt việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi. Không phát hiện mẫu dương tính với chất cấm Salbutamol trong 250 mẫu thịt, 2919 mẫu nước tiểu.

Tình trạng lạm dụng hóa chất, kháng sinh trong chăn nuôi được giảm thiểu. Cụ thể, không phát hiện mẫu vi phạm chỉ tiêu hóa chất, kháng sinh trong 128 mẫu thịt (so với năm 2017 tỷ lệ là 0,63%).

Riêng chương trình giám sát dư lượng thuốc BVTV trong sản phẩm nguồn gốc thực vật (gạo, hồ tiêu, rau, củ, quả) Cục BVTV đang triển khai, chưa có kết quả phân tích.

 
 

Về nguồn nguyên liệu và thực phẩm nhập khẩu, Cục đã kiểm tra 30.871 lô rau củ quả nhập khẩu, tổng trọng lượng 2.213.316 tấn với hơn 120 loại mặt hàng nhập khẩu trên 60 quốc gia. Lấy 62 mẫu (rau, củ, quả, hạt) để phân tích dư lượng thuốc BVTV và độc tố nấm, kim loại nặng.

Kết quả không có mẫu vượt mức quy định dư lượng thuốc BVTV và hàm lượng kim loại nặng. Có 2/21 mẫu (chiếm 9,5%) phát hiện có hàm lượng Aflatoxin vượt mức qui định cho phép và được Cục BVTV xử lý theo qui định tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP.

Xét nghiệm các chỉ tiêu vi sinh vật 173.309 mẫu/20.895 lô sản phẩm động vật trên cạn, 46.591 mẫu/5.870 lô sản phẩm động vật thủy sản; 7125 mẫu/1519 lô sản phẩm khác.

6 tháng đầu năm, nông nghiệp tăng trưởng cao nhất trong 10 năm trở lại đây với mức tăng 4%. Giá trị xuất khẩu nông, lâm thủy sản tăng trưởng 4,2%, tăng 12%, với kim ngạch xuất khẩu ước đạt 19,4 tỷ USD. Thặng dư thương mại toàn ngành đạt 3,9 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhiều mặt hàng nông sản là điểm sáng của ngành như: gạo, lâm sản và các sản phẩm ngoài gỗ, rau quả… Đây là tiền đề, tạo đà để nông nghiệp hướng đến mục tiêu cả năm đạt mức tăng trưởng 3,5%, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm thủy sản đạt 40 tỷ USD.

Cục đã xử lý vi phạm hành chính 01 doanh nghiệp nhập khẩu sản phẩm động vật trên cạn sử dụng làm thực phẩm có kết quả xét nghiệm mẫu không đạt yêu cầu về chỉ tiêu vi sinh vật với số tiền gần 10 triệu đồng, 01 doanh nghiệp nhập khẩu sản phẩm động vật thủy sản sử dụng làm thực phẩm vi phạm về nhãn mác hàng hóa.

“Từ kết quả của những biện pháp trên, 6 tháng đầu năm 2018 không có sự cố lớn về an toàn thực phẩm xảy ra, góp phần tăng trưởng nông nghiệp. Kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt gần 16 tỷ USD, nông sản Việt Nam xuất khẩu đến 180 quốc gia và vùng lãnh thổ”, Nafiquad cho hay.

Bên cạnh đó, Cục đã chỉ đạo các đơn vị và địa phương kiểm tra, xác minh, cung cấp thông tin kịp thời về các sự cố an toàn thực phẩm như: vụ việc sử dụng phụ gia thực phẩm quá hạn sử dụng tại cơ sở chế biến xúc xích tại Thái Bình; hiện tượng bơm nước, tiêm thuốc an thần cho lợn tại các cơ sở giết mổ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Nam, Tiền Giang; phát hiện Aflatoxin trong 100% mẫu ớt bột do Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh công bố; phát hiện phế phẩm cà phê nhuộm pin tại Đắk Nông. Các sai phạm đã được xác minh, xử lý và hoạt động giám sát, kiểm tra sau đó của các địa phương đã được tăng cường nhằm ngăn chặn tái phạm.

Theo infonet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập218
  • Hôm nay47,044
  • Tháng hiện tại725,234
  • Tổng lượt truy cập90,788,627
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây