Mô hình nuôi trai nước ngọt lấy ngọc được thực hiện tại Ninh Bình từ năm 2013. Ảnh: Dântri |
Những năm gần đây, bên cạnh ngọc trai nước mặn ngày càng khan hiếm, ngọc trai nước ngọt không chỉ được ưa chuộng trong lĩnh vực trang sức mà còn trở thành nguyên liệu cao cấp trong ngành mỹ phẩm toàn thế giới.
Nhật Bản, Trung Quốc, Indonesia… từ lâu đã có nhiều doanh nghiệp nổi tiếng nhờ cung cấp ngọc trai nước ngọt cho toàn cầu. Học theo mô hình đó, một số cơ sở nuôi trai lấy ngọc tại Việt Nam hiện cũng đã thành công bước đầu.
Thời gian gần đây, tại tỉnh Ninh Bình đang thực hiện thành công nghề nuôi trai nước ngọt lấy ngọc tại xã Khánh Lợi, huyện Yên Khánh. Mô hình đặc biệt này đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều hộ nông dân. Thu nhập kinh tế từ việc nuôi trai lấy ngọc cao gấp 5 - 10 lần so với các loại vật nuôi khác.
|
Công đoạn ghép ngọc vào trai được thực hiện rất cẩn thận. Ảnh: Dântri |
Chia sẻ với báo chí anh Đặng Văn Lưu, người thực hiện nghiên cứu đề tài đặc biệt này cho biết, mô hình được triển khai áp dụng ở xã Khánh Lợi, trên diện tích 2 ha từ năm 2013. Đây là phương pháp cấy ghép mô tế bào và nhân vào khu vực xoang màng áo ngoài của trai nước ngọt.
Để có được viên ngọc trai nước ngọt, ban đầu phải tìm được loài trai xanh cánh mỏng và trai đen cánh dày. Hai loại trai này có tuổi thọ cao, sức sống bền, khi trưởng thành có kích cỡ lớn từ 20 - 35cm, trọng lượng hơn 2kg/con.
Sau hai năm nuôi trồng, đến nay số trai cấy ngọc còn sống của đơn vị ông Việt đạt 55,9%, tương đương 11.200 con/ha và số ngọc trai thu được 14.300 viên/ha. Sản phẩm ngọc trai thu hoạch được phân làm sáu loại từ loại 1-5 và loại ngọc tự nhiên, trong đó có viên ngọc trị giá lên đến 5,5 triệu đồng.
|
Ngọc trai nước ngọt chưa qua chế tác. Ảnh: Vietnamnet |
Cũng liên quan đến nghề nuôi trai lấy ngọc, theo Vietnamnet cho biết Ông Đinh Văn Việt, xã Khánh Lợi (huyện Yên Khánh, Ninh Bình) hiện cũng đang sở hữu 3.000 hécta mặt nước nuôi trai, mỗi năm doanh thu từ ngọc đạt từ 3 tỉ đến 3,5 tỉ đồng. Hiện tại, ông Đinh Văn Việt đang tiếp tục triển khai chuỗi cửa hàng, xây dựng làng nghề và biểu diễn quy trình kỹ thuật cho khách du lịch. Mục tiêu lâu dài của doanh nghiệp này là xuất khẩu ngọc ra nước ngoài.
Để có được thành quả trên, Đinh Văn Việt đã mất hơn mười năm đeo đuổi công việc nghiên cứu, thử nghiệm và nhiều lần phá sản mất trắng.
Thời điểm này ông cũng tìm ra được bốn loài trai nước ngọt ở Ninh Bình phù hợp với việc làm ngọc. Từ 1 tấn trai thu mua của người dân và nhân cấy được mua từ Công ty cổ phần ngọc trai Việt Nam, Đinh Văn Việt tiến hành triển khai cấy ghép ngọc trai dựa trên phương pháp ghép nhân và mô tế bào vào màng áo của trai cấy. Ngoài ra, để tạo sự phong phú và đa dạng thêm về hình dáng sản phẩm, ông đã triển khai thử nghiệm với phương pháp cấy phôi.
Sau hai năm nuôi trồng, đến nay số trai cấy ngọc còn sống của đơn vị ông Việt đạt 55,9%, tương đương 11.200 con/ha và số ngọc trai thu được 14.300 viên/ha. Sản phẩm ngọc trai thu hoạch được phân làm sáu loại từ loại 1-5 và loại ngọc tự nhiên, trong đó có viên ngọc trị giá lên đến 5,5 triệu đồng.
Ngoài sản phẩm chính là ngọc, vỏ trai còn được tận dụng làm các đồ thủ công mỹ nghệ. Thịt trai dùng làm thực phẩm hoặc thức ăn chăn nuôi. Bên cạnh đó, loài trai sống ở tầng đáy bể nuôi có thể kết hợp với các loài thủy sản khác để tận dụng tầng nước mặt. Sau khi trừ chi phí, tổng lợi nhuận trên 1 ha ao nuôi đạt trên 400 triệu đồng/năm.
Đến nay, trai nuôi nước ngọt ở Ninh Bình đã cho ra thị trường ba dòng sản phẩm ngọc gồm: ngọc trai tròn, ngọc trai cấy mô, ngọc trai hình tượng. Các sản phẩm này được tiêu thụ chủ yếu tại Ấn Độ, Nhật Bản, Hà Nội, TPHCM...
Kiều Trang (T/h)/ Đời sống pháp luật
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã