Học tập đạo đức HCM

Nhà nông đua tài canh tác lúa thông minh trước biến đổi khí hậu

Chủ nhật - 05/11/2017 03:19
Hội thi đã trao 3 giải III, 2 giải II và 1 giải I cho những nông dân xuất sắc nhất.

Ngày 5-11, tại TP Cần Thơ, Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền phối hợp với Trung tâm Khuyến nông quốc gia tổ chức hội thi canh tác lúa thông minh – thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL năm 2017.

Nhà nông đua tài canh tác lúa thông minh trước biến đổi khí hậu - Ảnh 1.

Những nhà nông tranh tài gay cấn, quyết liệt

Khu vực ĐBSCL đã và đang chịu ảnh hưởng khá nặng nề của biến đổi khí hậu. Tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn… đã gây rất nhiều thiệt hại đối với nông dân trồng lúa. Chính vì vậy, hội thi được xem là một sân chơi bổ ích, thiết thực đối với các nhà nông.

Nhà nông đua tài canh tác lúa thông minh trước biến đổi khí hậu - Ảnh 2.

Khán giả cổ vũ rất nhiệt tình

Tham gia hội thi có 13 đội là những nhà nông đến từ 13 tỉnh, thành trong khu vực ĐBSCL. Hội thi có 3 phần thi để bà con nông dân cùng tranh tài, gồm: Phần thi "Tài năng nhà nông"; phần thi "Thử thách nhà nông" và phần thi "Chuyên gia nhà nông".

Nhà nông đua tài canh tác lúa thông minh trước biến đổi khí hậu - Ảnh 3.

Các đội tham gia

Sau các phần thi đầy sôi nổi, gây cấn với sự tranh tài quyết liệt của các thí sinh, ban tổ chức đã chọn ra 3 đội đạt giải III, 2 đội đạt giải II và 1 đội đạt giải I. Trong đó, các nhà nông đến từ tỉnh Đồng Tháp đã xuất sắc giành giải cao nhất.

Nhà nông đua tài canh tác lúa thông minh trước biến đổi khí hậu - Ảnh 4.

Ban tổ chức và các nhà khoa học chụp hình lưu niệm cùng đội đoạt giải cao

Phát biểu tại hội thi, ông Lê Quốc Phong – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền - cho biết hiện nay, một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu trong sản xuất nông nghiệp đó là ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Trước thực tế đó, Công ty CP Phân bón Bình Điền phối hợp với Trung tâm Khuyến nông quốc gia, trung tâm khuyến nông 13 tỉnh thành vùng ĐBSCL thực hiện mô hình chương trình "Canh tác lúa thông minh" trong 2 năm 2016 và 2017. Chương trình đã thực hiện được 195 mô hình ở 13 tỉnh, thành ĐBSCL, với tổng diện tích thực hiện 97,5 ha ở 48 xã/ thị trấn. Bước đầu, tất cả các mô hình đã mang lại những hiệu quả thiết thực trong canh tác của bà con nông dân.

CÔNG TUẤN/ NGƯỜI LAO ĐỘNG
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập446
  • Hôm nay90,485
  • Tháng hiện tại795,598
  • Tổng lượt truy cập90,858,991
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây