Học tập đạo đức HCM

Lập bến dân sinh không cần xin phép

Thứ ba - 17/06/2014 05:47
Sáng 17-6, Quốc hội đã thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa với 432 đại biểu tán thành (đạt 86,75% tổng số đại biểu Quốc hội).
Luật được thông qua gồm 3 điều. Luật quy định, hoạt động giao thông đường thuỷ nội địa bao gồm hoạt động của người, phương tiện tham gia giao thông vận tải trên đường thủy nội địa; quy hoạch phát triển, xây dựng, khai thác, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường thuỷ nội địa; tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ giao thông đường thủy nội địa và quản lý nhà nước về giao thông đường thuỷ nội địa.
 
Đại biểu Quốc hội ấn nút biểu quyết thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa. Ảnh: TTXVN

So với dự thảo đưa ra đầu kỳ họp, luật được thông qua đã bỏ cụm từ “bến dân sinh” tại điểm a khoản 2 Điều 13 cho phù hợp với thực tế. Theo giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đây là việc tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội cho rằng phần lớn các gia đình ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long có thể có tàu, thuyền, nên đề nghị cân nhắc việc đưa bến dân sinh vào quản lý theo quy định tại Điều 13 của Dự thảo Luật.

Luật cũng bổ sung thêm hai hành vi bị cấm so với luật hiện hành, đó là cấm: Giao phương tiện cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường thủy nội địa; thuyền viên, người lái phương tiện đang làm việc trên phương tiện mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1lít khí thở hoặc sử dụng chất kích thích khác mà luật cấm sử dụng.

Việc xây dựng cảng, bến thuỷ nội địa phải phù hợp với quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa; tuân thủ quy định của pháp luật có liên quan. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu xây dựng cảng, bến thuỷ nội địa phải có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về giao thông đường thuỷ nội địa.

Luật quy định Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an căn cứ vào quy mô và phạm vi ảnh hưởng của cảng thuỷ nội địa thuộc thẩm quyền quản lý của mình, quy định tiêu chí phân loại cảng, công bố danh mục cảng thủy nội địa; phân cấp kỹ thuật, quy định tiêu chuẩn cấp kỹ thuật của cảng thuỷ nội địa và tiêu chuẩn của bến thuỷ nội địa.

Chủ công trình thuỷ lợi, thuỷ điện hoặc đại diện chủ công trình thuỷ lợi, thuỷ điện khi vận hành công trình phải thông báo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về giao thông đường thuỷ nội địa.

Về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khi có tai nạn, sự cố xảy ra trên đường thủy nội địa, luật quy định: Thuyền trưởng, người lái phương tiện và người có mặt tại nơi xảy ra tai nạn giao thông đường thuỷ nội địa hoặc phát hiện người, phương tiện bị nạn trên đường thuỷ nội địa phải tìm mọi biện pháp để kịp thời, khẩn cấp cứu người, phương tiện, tàu biển, tàu cá, tài sản bị nạn; báo cho cơ quan tìm kiếm, cứu nạn giao thông đường thủy nội địa gần nhất; xác định vị trí phương tiện bị tai nạn, sự cố, bảo vệ dấu vết, vật chứng liên quan đến tai nạn, sự cố.

Cơ quan, đơn vị tìm kiếm, cứu nạn giao thông đường thuỷ nội địa  nhận được tin báo phải cử ngay người, phương tiện đến nơi xảy ra tai nạn hoặc nơi phát hiện người, phương tiện bị nạn; được quyền huy động người, phương tiện để cứu vớt, cứu chữa người bị nạn, bảo vệ tài sản, phương tiện bị nạn, dấu vết, vật chứng liên quan đến tai nạn; bảo đảm trật tự, an toàn giao thông thông suốt. Trường hợp tai nạn, sự cố gây tác hại đến môi trường thì phải báo ngay cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.

Cơ quan công an khi nhận được thông tin xảy ra tai nạn trên đường thuỷ nội địa phải kịp thời triển khai lực lượng tham gia công tác tìm kiếm, cứu nạn; tiến hành điều tra và xử lý theo quy định của pháp luật.

UBND cấp xã nơi xảy ra tai nạn hoặc nơi phát hiện người bị nạn có trách nhiệm chỉ đạo, huy động lực lượng đảm bảo an ninh trật tự hỗ trợ giúp đỡ người bị nạn; trường hợp có người chết mà không rõ tung tích, không có thân nhân hoặc thân nhân không có khả năng chôn cất hoặc hỏa táng thì sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã hoàn tất các công việc theo quy định của pháp luật và đồng ý cho chôn cất hoặc hỏa táng, UBND cấp xã có trách nhiệm tổ chức chôn cất hoặc hỏa táng.Luật được thông qua gồm 3 điều. Luật quy định, hoạt động giao thông đường thuỷ nội địa bao gồm hoạt động của người, phương tiện tham gia giao thông vận tải trên đường thủy nội địa; quy hoạch phát triển, xây dựng, khai thác, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường thuỷ nội địa; tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ giao thông đường thủy nội địa và quản lý nhà nước về giao thông đường thuỷ nội địa
 
Đại biểu Quốc hội ấn nút biểu quyết thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa. Ảnh: TTXVN

So với dự thảo đưa ra đầu kỳ họp, luật được thông qua đã bỏ cụm từ “bến dân sinh” tại điểm a khoản 2 Điều 13 cho phù hợp với thực tế. Theo giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đây là việc tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội cho rằng phần lớn các gia đình ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long có thể có tàu, thuyền, nên đề nghị cân nhắc việc đưa bến dân sinh vào quản lý theo quy định tại Điều 13 của Dự thảo Luật.

Luật cũng bổ sung thêm hai hành vi bị cấm so với luật hiện hành, đó là cấm: Giao phương tiện cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường thủy nội địa; thuyền viên, người lái phương tiện đang làm việc trên phương tiện mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1lít khí thở hoặc sử dụng chất kích thích khác mà luật cấm sử dụng.

Việc xây dựng cảng, bến thuỷ nội địa phải phù hợp với quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa; tuân thủ quy định của pháp luật có liên quan. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu xây dựng cảng, bến thuỷ nội địa phải có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về giao thông đường thuỷ nội địa.

Luật quy định Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an căn cứ vào quy mô và phạm vi ảnh hưởng của cảng thuỷ nội địa thuộc thẩm quyền quản lý của mình, quy định tiêu chí phân loại cảng, công bố danh mục cảng thủy nội địa; phân cấp kỹ thuật, quy định tiêu chuẩn cấp kỹ thuật của cảng thuỷ nội địa và tiêu chuẩn của bến thuỷ nội địa.

Chủ công trình thuỷ lợi, thuỷ điện hoặc đại diện chủ công trình thuỷ lợi, thuỷ điện khi vận hành công trình phải thông báo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về giao thông đường thuỷ nội địa.

Về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khi có tai nạn, sự cố xảy ra trên đường thủy nội địa, luật quy định: Thuyền trưởng, người lái phương tiện và người có mặt tại nơi xảy ra tai nạn giao thông đường thuỷ nội địa hoặc phát hiện người, phương tiện bị nạn trên đường thuỷ nội địa phải tìm mọi biện pháp để kịp thời, khẩn cấp cứu người, phương tiện, tàu biển, tàu cá, tài sản bị nạn; báo cho cơ quan tìm kiếm, cứu nạn giao thông đường thủy nội địa gần nhất; xác định vị trí phương tiện bị tai nạn, sự cố, bảo vệ dấu vết, vật chứng liên quan đến tai nạn, sự cố.

Cơ quan, đơn vị tìm kiếm, cứu nạn giao thông đường thuỷ nội địa  nhận được tin báo phải cử ngay người, phương tiện đến nơi xảy ra tai nạn hoặc nơi phát hiện người, phương tiện bị nạn; được quyền huy động người, phương tiện để cứu vớt, cứu chữa người bị nạn, bảo vệ tài sản, phương tiện bị nạn, dấu vết, vật chứng liên quan đến tai nạn; bảo đảm trật tự, an toàn giao thông thông suốt. Trường hợp tai nạn, sự cố gây tác hại đến môi trường thì phải báo ngay cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.

Cơ quan công an khi nhận được thông tin xảy ra tai nạn trên đường thuỷ nội địa phải kịp thời triển khai lực lượng tham gia công tác tìm kiếm, cứu nạn; tiến hành điều tra và xử lý theo quy định của pháp luật.

UBND cấp xã nơi xảy ra tai nạn hoặc nơi phát hiện người bị nạn có trách nhiệm chỉ đạo, huy động lực lượng đảm bảo an ninh trật tự hỗ trợ giúp đỡ người bị nạn; trường hợp có người chết mà không rõ tung tích, không có thân nhân hoặc thân nhân không có khả năng chôn cất hoặc hỏa táng thì sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã hoàn tất các công việc theo quy định của pháp luật và đồng ý cho chôn cất hoặc hỏa táng, UBND cấp xã có trách nhiệm tổ chức chôn cất hoặc hỏa táng.
Theo qdnd.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập425
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại798,793
  • Tổng lượt truy cập90,862,186
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây