Học tập đạo đức HCM

Lời hứa thành hiện thực

Thứ hai - 14/09/2015 20:53
Lời hứa về mô hình cánh đồng khép kín mà ở đó nông dân được đầu tư giống, vật tư, tư vấn kỹ thuật và tiêu thụ sản phẩm ngay trên bờ của anh Vũ Văn Nga-Tổng GĐ Cty CP TCty Giống cây trồng, con nuôi Ninh Bình ngày nào giờ đã thành hiện thực…

Thực tế đó hiển hiện khi lần đầu tiên ở Ninh Bình xuất hiện một mô hình trồng lúa theo kiểu VietGAP. Cty đã được Trung tâm Chất lượng Nông lâm thủy sản vùng I cấp giấy chứng nhận cho vùng SX lúa chất lượng cao tập trung tại xã Khánh Nhạc, huyện Yên Khánh.
 

Thực tế đó càng rõ hơn khi nhà máy chế biến nông sản của Cty trên diện tích 4,7 ha với tổng đầu tư 87 tỷ đồng tại xã Khánh An, huyện Yên Khánh đang chạy thử nghiệm để đi vào hoạt động chính thức thời gian tới.

Công nghệ của nhà máy này được đánh giá là đứng đầu miền Bắc với công suất 35.000 tấn/năm, đồng bộ từ hệ thống lọc sạn, bắn màu, đánh bóng đến đóng gói, bảo quản mà chỉ cần có 2 người trực đầu cuối.
 

Dù đất chật, người đông, hiện nay ở miền Bắc nhiều địa phương đã dư thừa thóc lúa vì lượng tiêu thụ lương thực trên đầu người đang giảm sút nhanh chóng.

Dư thừa nhưng không thể xuất khẩu được là một thực tế đau lòng của hạt gạo miền Bắc bởi nguyên nhân chính là không có hệ thống sấy.
 

Hầu như tất cả nông dân miền Bắc giờ vẫn còn giữ thói quen phơi thóc ngoài nắng to nên nếu đưa thóc ấy vào máy xay xát dễ bị nứt vỡ, giảm phẩm cấp.

14-12-20_dsc_0462

Một góc nhà máy

Nhận thấy được vấn đề này nên tỉnh Ninh Bình đã có chính sách khuyến khích xây lò sấy thóc với mức hỗ trợ 50%. Giống chất lượng, sấy đảm bảo đó sẽ là nguồn hàng dồi dào cho nhà máy chế biến gạo mới đưa vào hoạt động.

Anh Vũ Văn Nga vừa có một chuyến đi khảo sát thị trường gạo ở nước ngoài và nhận định, đối với miền Bắc lợi thế duy nhất của SX lúa là phải đi vào dòng chất lượng cao và đặc sản nhất là dạng hạt tròn.
 

Cty sẽ cung ứng phân bón, giống, vật tư cũng như tập huấn kỹ thuật cho từng đối tác. Đến vụ, Cty thu mua lúa tươi thương phẩm ngay tại ruộng, trả tiền ngay trên bờ với cam kết sẽ thu mua lúa tươi bằng hoặc cao hơn giá lúa khô thông thường.

Tuy ruộng đất của miền Bắc manh mún nhưng lại được thời tiết ủng hộ với một mùa đông đặc thù nên chỉ cần SX giống chất lượng bằng phương pháp sạch hay hữu cơ là tạo ra sự khác biệt.

"Chúng tôi sẽ không bán những thứ gạo đồng bằng sông Cửu Long đang bán mà sẽ toàn là gạo đặc sản với giá cao gấp rưỡi, gấp đôi, gấp ba”, anh Nga khẳng định.
 

Đi theo hướng này, đơn vị phục hồi những dòng lúa đặc sản của miền Bắc như tám thơm, dự hương, nếp cái hoa vàng... bên cạnh thử nghiệm thêm nhiều dòng lúa Nhật Japonica nhập nội.

Bước đầu sẽ SX gạo VietGAP rồi tiến đến là gạo hữu cơ, gạo thảo dược với hàm lượng omega 3, 6, 9, sắt, vi chất cao.
 

Để đáp ứng cho sản lượng 35.000 tấn/năm của nhà máy cần phải có diện tích 1.500 - 2.000 ha vùng nguyên liệu. Tuy nhiên, hiện Cty mới chỉ có trên 500 ha và vẫn đang tìm cách mở rộng bằng cơ chế hợp tác dạng cánh đồng khép kín.

14-12-20_dsc_0455

Mẻ gạo đầu tiên

Đối tác mà đơn vị hướng đến không phải là ký hợp đồng với hộ cá thể nhỏ lẻ mà là HTX hoặc các hộ, nhóm hộ có diện tích từ 15 - 20 ha trở lên, không nhất thiết cứ phải ở trong tỉnh Ninh Bình.

Điển hình cho mối liên kết này là tại Nam Định đang có một cá nhân huy động được tới 50 ha đất để bắt tay với Cty.

Theo NNVN
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập306
  • Hôm nay33,876
  • Tháng hiện tại939,978
  • Tổng lượt truy cập91,003,371
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây