Năm nay, sau vụ tôm cho thu nhập khá, bà con ở Cà Mau đang phấn khởi chuẩn bị cải tạo đất để xuống giống vụ lúa. Các nông hộ làm mô hình tôm – lúa tại vùng đất cuối trời đang kỳ vọng, thời tiết thuận lợi năm nay sẽ giúp họ có vụ mùa thành công.
Mô hình tôm - lúa được thực hiện phổ biến tại các huyện U Minh, Thới Bình, Trần Văn Thời của tỉnh Cà Mau. Theo âm lịch hằng năm, cứ vào khoảng tháng 1 – 7, bà con nơi đây tiến hành nuôi tôm. Sau đó, khi vào giữa mùa mưa, bà con tiến hành trồng vụ lúa. Năm nay, thời tiết cơ bản thuận lợi nhiều hộ dân vừa trúng vụ tôm xong đang rất phấn khởi chuẩn bị đất trồng vụ lúa.
Gia đình anh Nguyễn Chí Tâm (ngụ xã Khánh Thuận, huyện U Minh) thực hiện mô hình tôm - lúa trên diện tích 2,5 ha. Sau 3 đợt thả tôm từ đầu năm đến nay, gia đình anh ước có thu nhập hơn 100 triệu đồng.
Theo anh Tâm, năm nay thời tiết rất thuận, vào vụ nuôi tôm, nắng không quá gay gắt, độ mặn không tăng cao như những năm trước nên con tôm phát triển ổn định giúp bà con có nguồn thu khá. Chỉ tiếc là năm nay mùa mưa đến hơi sớm nên bà con phải rút ngắn lại vụ tôm và nhanh chóng chuyển sang làm vụ lúa. Đến thời điểm hiện tại, mạ cấy đã được gia đình anh chuẩn bị sẵn sàng. Năm nay, lượng mưa lớn giúp công tác rửa mặn thuận lợi nên bà con rất phấn khởi.
Ngoài nguồn thu chính từ lúa và tôm người dân còn thả xen canh các đối tượng nuôi khác để tăng thu nhập. |
Anh Trần Văn Triều chia sẻ: "Gốc rạ làm thức ăn cho tôm, môi trường đất cũng được cải tạo. Các chất thải độc được cây lúa hút hết, nhờ vậy nên năm nào cấy lúa được là trúng vụ tôm".
Theo ngành nông nghiệp Cà Mau, bên cạnh nguồn thu chính từ con tôm, cây lúa, người dân làm mô hình tôm - lúa còn nuôi xen tôm càng để tăng thu nhập. Nhiều năm qua, mô hình này đã chứng minh được hiểu quả cho nguồn lợi ổn định khoảng 50 - 60 triệu đồng/ha/năm.
Thời tiết năm nay thuận lợi cho công tác rửa mặn nên ngành chức năng khuyến cáo bà con cần chủ động cải tạo trồng vụ lúa. Trong công tác cải tạo, bà con cần lưu ý: Nếu đảm bảo lượng mưa dồi dào, bà con hãy tiến hành xới đất để rửa mặn. Còn nếu không đảm bảo đủ lượng mưa thì bà con không nên xới đất, sẽ dẫn đến xì phèn ảnh hưởng tới sự phát triển của lúa khi cấy, sạ. Trong việc chăm sóc lúa, cần hạn chế tối đa sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Đặc biệt, khi trồng lúa trên đất nuôi tôm, bà con cần chú ý chọn những giống lúa chịu được phèn mặn tốt.x`Ông Mai Thành Phụng (nguyên Trưởng Văn phòng Thường trực tại Nam bộ của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia) cho biết: Hiện nay có nhiều giống lúa phù hợp với vùng đất làm mô hình tôm – lúa và được chia thành 3 nhóm cơ bản là giống lúa mùa; giống lúa ngắn ngày và lúa lai. Tùy theo điều kiện vùng đất khác nhau, người dân lựa chọn giống lúa khác nhau nhưng cơ bản giống lúa đó phải được kiểm chứng, phù hợp canh tác tại địa phương.
Theo kế hoạch, năm nay toàn tỉnh Cà Mau xuống giống khoảng 40.000 ha đất tôm – lúa. Thực tế đã được chứng minh, trong mô hình này vụ lúa rất quan trọng, không chỉ giúp người dân có thêm thu nhập và còn quyết định thành công trong những vụ nuôi tôm tiếp theo. Thời điểm này, đã chuẩn bị vào thời gian gieo sạ, bà con cần nhanh chóng tiến hành cải tạo và tuân thủ đúng những quy trình kỹ thuật, khuyến cáo để có vụ mùa thành công./.
Tác giả bài viết: Trần Hiếu
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã