Học tập đạo đức HCM

Mô hình trồng nấm bằng bông đã rút sợi cho thu nhập cao

Thứ hai - 04/09/2017 10:07
Mô hình trồng nấm bằng bông đã rút sợi không chỉ cho sản phẩm có chất lượng dinh dưỡng cao hơn trồng bằng rơm rạ mà còn cho thu nhập lên tới hàng trăm triệu đồng.

Nhờ áp dụng khoa học công nghệ vào chuyển đổi cơ cấu sản xuất, ứng dụng giống tốt, thay đổi cơ cấu mùa vụ và quy trình thâm canh, giảm chi phí vật tư, tăng giá trị sản xuất, nâng cao chất lượng cây trồng, vật nuôi…, bà con nông dân đã góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An. 

Người đầu tiên và duy nhất ở Nghệ An cho đến thời điểm này trồng nấmthành công từ bông vỏ rút sợi là một người nông dân chưa từng học qua bất cứ trường, lớp đào tạo nào. Ông là Phạm Hùng Sơn, ở xóm 5, xã Nghi Kim (thành phố Vinh), là Chủ nhiệm Hợp tác xã nông nghiệp Thuận Phát. Không làm nấm rơm theo cách thông thường, ông quyết định trồng nấm bằng nguyên liệu bông đã rút sợi.

Theo ông Sơn, so với nấm rơm thông thường, nấm bằng nguyên liệu bông hàm lượng dinh dưỡng cao hơn gấp 4 -5 lần, mức độ vệ sinh an toàn thực phẩm của nguyên liệu bông vải cũng tốt hơn rơm rạ. 

Cùng với con trai, ông Sơn tự lên mạng tìm tài liệu, mua sách báo về nghiên cứu phương pháp làm nấm bằng nguyên liệu bông vải. Nguyên liệu bông sau khi đưa về phải trải qua nhiều công đoạn như xay, ủ vôi để loại bỏ vi sinh độc hại, đo nồng độ PH, canh nhiệt độ, độ ẩm, cấy mô giống...

Sau nhiều thử nghiệm, ông Phạm Hùng Sơn đã "chốt" thiết kế nhà nấm của mình dựng bằng khung sắt, phía trong bố trí 4 giàn rải nguyên liệu; mái và các vách được bọc bằng nhiều lớp vật liệu như giấy bạc, ni lông, lưới lan cắt nắng, xốp cách nhiệt, tôn xốp tản nhiệt... Tất cả nhằm duy trì ổn định môi trường nhiệt độ từ 30-32oC.

Để giữ đúng nhiệt độ, độ ẩm cho nhà trồng nấm, ông Sơn lắp đặt máy phun sương siêu âm. Nhờ duy trì môi trường ổn định, nấm bông của ông Sơn luôn đạt tỷ lệ 20%, tức là 1 tấn bông nguyên liệu cho ra đời 2 tạ nấm thành phẩm. Đây là tỷ lệ đáng mơ ước của những người trồng nấm. 

Đến nay gia đình ông Sơn có 4 nhà trồng nấm. Hiện tại trên thị trường, 1kg nấm bông có giá hơn 100.000 đồng, sản phẩm của ông làm ra được các thương lái đến mua tận nơi, cung không đủ cầu. Mỗi mẻ nấm được làm trong vòng 20 ngày, lợi nhuận khoảng 50 triệu đồng.

“So với việc trồng các loại cây nông nghiệp khác thì trồng nấm mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp hàng chục lần. Mỗi lứa nấm rơm gia đình thu hoạch 10 – 12 triệu/nhà nấm. Không những thế còn cho gia đình lượng phân bón rất nhiều. Hiện nay ngoài cung cấp lượng phân bón vi sinh trong nhà màng trồng nông sản sạch, gia đình còn bán cho các hộ trồng hoa và rau màu”, bà Nguyễn Thị Diệu – vợ ông Sơn cho biết. 

Chưa dừng lại ở đó, trên diện tích hơn 1.000 m2 đất của gia đình, ông Phạm Hùng Sơn tiếp tục đầu tư hơn 500 triệu đồng để làm nhà màng trồng nông sản sạch. Theo ông Sơn, việc xây dựng nhà màng có tác dụng giảm thiểu các tác động của thời tiết đối với cây trồng, ngăn sâu bọ phá hoại cây.

Bên cạnh đó, trồng cây theo công nghệ này không cần dùng đất mà dùng giá thể, tận dụng nguồn phân hữu cơ vi sinh từ nguyên liệu bông sau quá trình làm nấm để thay thế đất. Tại đây gia đình sẽ trồng dưa lưới, dâu tây, rau củ sạch hoàn toàn bằng công nghệ Ixrael. Cây được cung cấp dinh dưỡng bằng dung dịch thủy canh. 

Năm đầu tiên trồng dưa lưới, gia đình ông Sơn trồng 1.700 gốc. Nhờ hệ thống nhà màng và tưới nhỏ giọt theo công nghệ Israel dẫn đến tận gốc theo đúng mức độ yêu cầu và hoàn toàn tự động, cây dưa phát triển tốt, quả to và hứa hẹn cho năng suất cao.

Giống dưa lưới Justin có xuất xứ từ Israel, từ lúc trồng cho đến thu hoạch khoảng 72 ngày. Dưa có vị ngọt đậm đà, ruột quả màu vàng cam hấp dẫn, quả dưa thuôn dài, vân lưới đều màu trắng rất đẹp mắt, trọng lượng mỗi quả 1,4 - 1,8kg. 

Ông Phạm Hùng Sơn chia sẻ: Do được trồng theo công nghệ sạch nên hiện nay đầu ra sản phẩm rất thuận lợi, một tháng nữa mới đến kỳ thu hoạch nhưng các siêu thị và thương lái đã đến đặt mua cả vườn, dự kiến sau khi trừ chi phí thu lãi gần 100 triệu đồng. 

“Lần đầu tiên ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất dưa lưới buộc chúng tôi phải tuân thủ mọi kỹ thuật mà chuyên gia Ixrael đề ra. Trong quá trình làm đòi hỏi người nông dân cần có sự tỷ mỉ, cần cù, chịu khó, thời gian nhiều hơn nhưng công việc lại nhẹ trong việc chăm sóc cây trồng. Tuy nhiên, hiệu quả mang lại khá cao”, ông Phạm Hùng Sơn cho biết. 

Từ hiệu quả từ mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng hay trồng nấm rơm từ bông sợi của Hợp tác xã nông nghiệp Thuận Phát, thời gian tới, thành phố Vinh có kế hoạch nhân rộng thêm nhiều mô hình sản xuất nông sản ứng dụng công nghệ cao, qua đó tạo ra sản phẩm sạch cung ứng cho thị trường. 

Tỉnh Nghệ An cũng xác định, đưa khoa học công nghệ vào trong nông nghiệp phải áp dụng cho từng mô hình ở từng vùng miền cụ thể để người dân triển khai được và đưa ra sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ, phát triển bền vững, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân trong xây dựng nông thôn mới.

Hiện tỉnh Nghệ An chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn cho bà con, chủ động phối hợp với các doanh nghiệp làm tốt mối liên kết trong sản xuất. 

Nghệ An đang kêu gọi, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn cùng với việc thực hiện chính sách ưu đãi như miễn tiền thuê đất, chính sách ưu đãi về thuế, có như vậy nông nghiệp Nghệ An mới phát triển bền vững - ông Đinh Viết Hồng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An cho biết. 

“Trong giai đoạn 2017-2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các địa phương tập trung ứng dụng khoa học công nghệ trong nông thôn mới gắn với doanh nghiệp, gắn với hợp tác xã, trở thành chuỗi sản phẩm có giá trị, nâng cao đời sống người dân; khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào mô hình liên kết sản xuất để mang lại hiệu quả thiết thực cho các hộ dân trong xã thực hiện nông thôn mới.

Chính mô hình này thể hiện rõ nhất liên kết 4 nhà, trong đó phải đẩy mạnh mô hình doanh nghiệp – người sản xuất thông qua tổ chức đại diện của người nông dân đó là hợp tác xã và tổ hợp tác, tạo thành chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm” - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam khẳng định./.

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập303
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm301
  • Hôm nay50,130
  • Tháng hiện tại755,243
  • Tổng lượt truy cập90,818,636
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây