Học tập đạo đức HCM

Mở rộng tài chính nông nghiệp, nông thôn dành cho người nghèo

Thứ tư - 05/09/2018 06:05
NDĐT - Ngày 5-9, tại Hà Nội, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) phối hợp Hiệp hội tín dụng Nông nghiệp nông thôn châu Á - Thái Bình Dương (APRACA), Quỹ Phát triển Nông nghiệp quốc tế (IFAD) tổ chức hội thảo quốc tế với chủ đề “Những thông lệ tốt nhất về tài chính nông nghiệp, nông thôn dành cho người nghèo - Kinh nghiệm của Việt Nam”.

Hội thảo nhằm chia sẻ kinh nghiệm triển khai các sản phẩm và dịch vụ trong lĩnh vực tài chính nông nghiệp, nông thôn cho người nghèo tại Việt Nam.

Phát biểu tại hội thảo, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú khẳng định, sau hơn 30 năm đổi mới, tài chính cho khu vực nông nghiệp, nông thôn tại Việt Nam luôn được Đảng, Chính phủ và ngành ngân hàng đặc biệt quan tâm. Đặc biệt, từ năm 2006 đến nay, các chương trình tín dụng của ngành ngân hàng dành riêng cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, cho người nghèo là một trong những “trụ cột” của hệ thống chính sách giảm nghèo ở Việt Nam.

“Dòng vốn tín dụng ngân hàng đã góp phần quan trọng cùng các dòng vốn đầu tư khác của nhà nước, của doanh nghiệp và người dân giúp Việt Nam hoàn thành mục tiêu thiên niên kỷ về xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực và thiếu đói vào năm 2002, sớm hơn 13 năm so với mục tiêu đặt ra; đưa Việt Nam từ một nền kinh tế có thu nhập trung bình thấp chuyển mình thành một quốc gia có thu nhập trung bình từ năm 2010 với quy mô kinh tế đạt hơn 220 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người đạt 2.385 USD năm 2017”, Phó Thống đốc Đào Minh Tú nhấn mạnh.

Các chương trình tín dụng ưu đãi dành cho khu vực nông nghiệp, nông thôn triển khai rộng khắp trong toàn hệ thống tín dụng trên cả nước. Tín dụng cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, cho người nghèo có mức tăng vượt bậc. Theo đó, dư nợ tín dụng nông nghiệp, nông thôn tăng bình quân gần 20%/năm, tín dụng chính sách tăng bình quân hơn 13%/năm, đáp ứng đầy đủ, kịp thời, có hiệu quả nguồn vốn cho nhu cầu phát triển toàn diện lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống người dân.

Tại Việt Nam, NHCSXH là ngân hàng của Chính phủ, được thành lập nhằm cung cấp tín dụng chính sách và các dịch vụ khác cho người nghèo, các đối tượng chính sách xã hội khác trên phạm vi toàn quốc. Theo Tổng Giám đốc NHCSXH Dương Quyết Thắng, NHCSXH đang là ngân hàng có độ bao phủ rộng lớn nhất trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam, bảo đảm cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách ở khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn có thể dễ dàng tiếp cận dịch vụ tài chính ngân hàng. Với 63 chi nhánh cấp tỉnh, 631 Phòng giao dịch cấp huyện và 10.962 Điểm giao dịch được mở tại Trụ sở UBND cấp xã trong cả nước. Điểm giao dịch xã góp phần tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính đối với người nghèo và các đối tượng chính sách, tiết giảm chi phí giao dịch và thời gian đi lại cho bà con.

Trải qua gần 16 năm, hoạt động tín dụng chính sách của NHCSXH đã thu được những thành tựu nổi bật. Với hơn 20 chương trình tín dụng dành cho người nghèo và các đối tượng chính sách, tổng dư nợ của ngân hàng đến nay đạt 182.988 tỷ đồng, với hơn 6,7 triệu hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác còn dư nợ; trong đó tỷ trọng tín dụng dành cho nông nghiệp, nông thôn chiếm tới gần 94% tổng dư nợ. Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ khoanh chỉ chiếm 0,81%...

Những kết quả nêu trên của tín dụng ngân hàng đối với lĩnh vực nông nghiệp nông thôn nói chung và đặc biệt là tín dụng chính sách đã được Đảng, Quốc hội và Chính phủ Việt Nam đánh giá là một trong những trụ cột quan trọng thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững. Việc triển khai thành công các chương trình tín dụng chính sách của Chính phủ ở Việt Nam đối với nông nghiệp, nông thôn và người nghèo thực sự là những kinh nghiệm quý báu đã được tổng kết và ghi nhận ở Việt Nam trong những năm qua. Tại hội thảo lần này, một lần nữa những kinh nghiệm đó lại được chia sẻ cùng các bạn bè quốc tế.

Ngoài ra, các tham luận tại hội thảo cũng tập trung đánh giá và ghi nhận các thông lệ tốt nhất về tài chính nông thôn phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội ở Việt Nam; kinh nghiệm của các tổ chức trong Hiệp hội tín dụng châu Á - Thái Bình Dương (APRACA) và đánh giá những kinh nghiệm gắn với môi trường kinh tế xã hội cụ thể của từng quốc gia từ đó chắt lọc để đóng góp vào thông lệ tốt nhất tại Việt Nam; những thách thức cụ thể đối với các tổ chức tài chính ở cấp quốc gia để mở rộng các mô hình phù hợp cho từng quốc gia;…

Theo nhandan.com.vn

 Tags: nông nghiệp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập132
  • Hôm nay28,400
  • Tháng hiện tại973,464
  • Tổng lượt truy cập91,036,857
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây