Học tập đạo đức HCM

Một ngày làm nông dân

Thứ ba - 22/09/2015 10:06
Chỉ cách trung tâm TP.HCM chừng 30 phút chạy xe, Nông trại Tam Nông Farm có một không gian được bao phủ bởi màu xanh tươi mát của các loại rau củ quả
Vào dịp hè hay cuối tuần, các phụ huynh lại đưa con cái mình đến đây hoà mình với thiên nhiên, cùng trải nghiệm cảm giác một ngày làm nông dân.
Cùng nhau ra đồng
Có mặt tại nông trại Tam Nông Farm (phường Thạnh Xuân, Q.12, TP.HCM) vào một buổi sáng cuối tuần, mới khoảng 6h30, chúng tôi đã thấy khá nhiều cha mẹ dẫn con em mình men theo tuyến đường Rạch Rỗng Lương tiến vào “điểm tập kết” để bắt đầu cùng tham gia chương trình “Một ngày làm nông dân”. Vừa dừng bước trước cổng nông trại, các bạn trẻ đã vô cùng háo hức, xếp giày dép gọn gàng theo sự hướng dẫn, rồi khởi động ngày hội là nhảy theo nền nhạc. Sau màn khởi động, các bạn trẻ được hướng dẫn chia thành các nhóm rồi đội nón mũ, đeo bao tay để chuẩn bị cùng nhau ra đồng. Sau khi nghe hiệu lệnh, các em hăng hái lội qua ao nước (độ sâu 0,5 m) với dụng cụ hỗ trợ bằng cây sào tre nhỏ. Xong chạy ào đến những luống rau, giàn bầu bí, ngắm nghía những con vật. Từng nhóm bạn trẻ được nghe các bác nông dân phụ trách, hướng dẫn cách gieo hạt giống, trồng rau, trỉa bắp, làm cỏ, tưới cây, rồi lại hăm hở xách rổ đi thu hoạch các loại rau củ quả; say sưa ngắm những líp cây mướp đang trổ hoa...
14-47-17_nh-2
 
Các bạn trẻ đang học cách thu hoạch rau và làm cỏ trên cánh đồng
 
Tại khu vực chuồng gia súc, gia cầm, các bạn trẻ cũng được hướng dẫn cách chăm sóc cho gà, vịt, bò, heo ăn. “Đây là cây gì?”, “Đây là con gì?”…Tiếng bác nông dân hướng dẫn làm vườn vừa dứt, những cánh tay của các bạn trẻ giơ lên, hào hứng tranh nhau trả lời. Cũng những cánh tay nhỏ xíu đó lại càng thích thú và lạ lẫm khi lần đầu tiên được tự tay cho bò, heo ăn, tập cuốc đất, gieo hạt, tưới nước, thu hoạch rau, hái trái… Chúng tôi để ý, mặc dù cả nhóm đã di chuyển qua làm công việc khác nhưng một số cô cậu vẫn còn mải vui chơi cùng những con vật... Các phụ huynh đứng bên ngoài cũng hào hứng khuyến khích con em mình tích cực tham gia các hoạt động trên đồng ruộng, rồi cầm máy ảnh chụp lại những khoảnh khắc hồn nhiên đó. Thậm chí họ cùng tham gia ra đồng hướng dẫn con em mình cách gọi tên, phân biệt các loại rau, củ đang trồng ngoài vườn ruộng.
14-47-17_nh-4
 
Hướng dẫn các em nhỏ kỹ thuật bơi thuyền trên sông
 
Có lẽ vui nhộn nhất là lúc các bạn trẻ tham gia cuộc thi “Nhà nông bắt cá”, lội xuống ao chộp vịt và mò cua, bắt ốc dưới lòng kênh (chỉ bằng tay). Tất cả những “chiến lợi phẩm” khi bắt được sẽ là phần thưởng sử dụng để chế biến các món ăn dân dã và dùng “bữa cơm nhà nông” ngay nông trại. Sau đó đến phần tắm sông, tập bơi thuyền để trở về ký ức tuổi thơ. Bên cạnh đó, các bậc cha mẹ còn được nông trại cung cấp cần câu, mồi để có thể tự câu cá giải trí trong khi chờ đợi con em mình đang tập làm nông dân. Nhiều nông sản sạch như rau củ, thịt cá, trứng... sau khi thu hoạch ở nông trại, nếu các phụ huynh có nhu cầu mang về nhà dùng thì sẽ được bán với giá hữu nghị. Đặc biệt, mọi người sẽ được tự do thoải mái trèo cây hái quả, thưởng thức hương vị trái cây tươi ngọt lịm. Hầu hết các dịch vụ tham quan, vui chơi ở đây đều hoàn toàn miễn phí, kể cả vé vào cổng.

Giúp trẻ hiểu nông nghiệp

Nông trại Tam Nông Fram có quy mô rộng cả chục ha với khung cảnh làng quê sông nước mộc mạc, hương đồng gió nội khiến mọi người đến đây đều cảm nhận được không khí dịu mát lạ thường. Dẫn chúng tôi vào tham quan các khu vực vườn, ruộng và chuồng trại chăn nuôi của Tam nông Fram, chủ nông trại Nguyễn Văn Bắc vui vẻ tâm sự: “Tôi mới có dịp đi tham quan bên Úc, Mỹ thấy những mô hình như thế này đã có từ lâu và họ rất quan tâm. Ở Mỹ có mô hình Farm American quy mô khoảng 60 ha, do một bang đầu tư với mục đích giáo dục nông nghiệp, giúp các thế hệ tương lai hiểu được quá khứ về nông nghiệp từ thời xa xưa hay cách làm ra hạt gạo...

 
14-47-17_nh-6
 
 
 
Từng nhóm bạn trẻ cùng nhau trồng cây và xuống đồng
 
Thậm chí còn có những mô hình trình diễn và tổ chức các khóa thực hành về nông nghiệp hiện tại và tương lai nhằm giáo dục cho học sinh phổ thông từ cấp 1, 2 hình dung ra nông nghiệp... Từ đó sẽ tạo sự thích thú và có ý tưởng về nông nghiệp ngay từ nhỏ, góp phần phát triển nền nông nghiệp Mỹ bền vững”. Theo anh Bắc, ý tưởng hình thành nên nông trại Tam nông Farm này bắt đầu từ năm 2012, vì anh thấy ở Việt Nam bước đầu cũng có những mô hình này nhưng còn nhỏ lẻ và chưa bài bản. Do vậy, từ diện tích ban đầu chỉ có hơn 1 ha đất ruộng, anh quyết định đầu tư mua thêm đất và liên kết với hàng chục hộ dân xung quanh để mở rộng dần mô hình nông trại. Đến nay nơi đây đã hình thành điểm dã ngoại vùng quê vào những dịp cuối tuần khiến học sinh và phụ huynh rất thích.
14-47-17_nh-8
 
Học cách gieo giống rau
 
Hơn nữa, ngoài việc mong muốn giúp nhiều thế hệ học sinh hiểu rõ về nông nghiệp thông thường như trồng và thu hoạch lúa, rau, hay chăn nuôi, tát ao bắt cá thì Tam nông Farm còn lồng ghép những mô hình mới, công nghệ cao. “Thay vì phải vài ba chục năm khi thế hệ trẻ lớn lên mới biết về nông nghiệp thì đến đây học sinh sẽ được tiếp cận được ngay từ các mô hình nông nghiệp bình thường đến hiện đại như chăn nuôi không hôi bằng đệm lót sinh học, trồng trọt theo công nghệ hiện đại nhất... Xa hơn nữa, sẽ giải quyết vấn đề ly hương, vì khi người nông dân không có đam mê nông nghiệp thì họ luôn có tư tưởng đưa con cái đổ dồn về thành phố”, anh Bắc chia sẻ.
14-47-17_nh-9
 
Tự làm bữa ăn đồng quê tại nông trại
 
Tuy nhiên, theo tiết lộ của chủ nông trại, đây mới chỉ là bước khởi đầu, sắp tới nông trại Tam nông Farm sẽ tiếp tục đưa ra nhiều ý tưởng mới và những mô hình nông nghiệp cũ như cối xay lúa, cối giã gạo, hay xây dựng những mô hình nông nghiệp tiên tiến nhất và mời những chuyên gia đầu ngành về đây hướng dẫn kỹ thuật. Đồng thời, sẽ làm thêm các cầu khỉ như ở vùng nông thôn miền Tây sông nước để học sinh được đến đây vui chơi và trải nghiệm...
Tuy mới chính thức hoạt động nhưng cuối tuần Nông trại Tam nông Farm đã đón hàng trăm đoàn trường mẫu giáo tổ chức cho các em nhỏ đến đây tham gia ngoại khoá, vui chơi mà không mất phí. Mặc dù chi phí đầu tư lớn, lợi nhuận thu từ việc bán hàng nông sản sạch trong mô hình rất nhỏ, nhưng giá trị mà nông trại này đem lại cho cộng đồng và thế hệ trẻ là không hề nhỏ.    
Theo MINH SÁNG/nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập452
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm449
  • Hôm nay57,205
  • Tháng hiện tại762,318
  • Tổng lượt truy cập90,825,711
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây