Học tập đạo đức HCM

Nâng cao hiệu quả và tính bền vững mô hình lúa - tôm

Thứ hai - 01/08/2016 12:24
Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp với chủ đề Giải pháp nâng cao tính bền vững của mô hình canh tác lúa - tôm vùng ĐBSCL vừa tổ chức tại Bạc Liêu. Tại diễn đàn, các nhà khoa học khẳng định: lúa - tôm là mô hình sản xuất bền vững cho các tỉnh, thành ven biển ĐBSCL.

 

 

Nông dân trao đổi với các nhà khoa học, các chuyên gia
 về kỹ thuật sản xuất lúa - tôm tại Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp. 

Mô hình lúa - tôm: Hiệu quả cao 

Báo cáo của Tổng cục Thủy sản - Bộ NN&PTNT cho thấy, ĐBSCL là vùng trọng điểm nuôi tôm nước lợ của cả nước với diện tích trên 621.000ha, chiếm 91,2% diện tích nuôi tôm cả nước; sản lượng đạt 484.000 tấn, chiếm trên 80% sản lượng cả nước. Riêng mô hình lúa - tôm đã được các tỉnh ĐBSCL áp dụng khá lâu và rất hiệu quả, kể cả trên cây lúa lẫn con tôm. Diện tích mô hình này lên đến 152.977ha, tăng 2,5 lần so với năm 2000. Các tỉnh có diện tích canh tác theo mô hình này nhiều nhất là Kiên Giang 77.860ha, Cà Mau 42.000ha, Bạc Liêu trên 29.400ha… Mô hình lúa - tôm cho năng suất từ 300 - 500kg tôm/ha và 1 vụ lúa đạt 4 - 7 tấn/ha. Chi phí sản xuất khoảng 30 - 35 triệu đồng/ha, lãi từ 35 - 50 triệu đồng/ha/năm.

Các giống lúa được chọn trồng phổ biến là Một bụi đỏ, OM 5451, OM 2017, OM 6377, OM 6677… cho năng suất khá cao, song chỉ thích ứng đất ruộng có độ mặn khoảng 5%o. Riêng vụ tôm, một số địa phương chọn nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng hoặc tôm càng xanh. Hiện mô hình 1 vụ tôm - 1 vụ lúa phổ biến nhiều ở các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang. Ông Lương Ngọc Lân, Giám đốc Sở NN&PTNT Bạc Liêu, cho biết: “Đây là mô hình bền vững, cần được tiếp tục nhân rộng ở những nơi có điều kiện”. 

Nâng cao tính bền vững

Tại diễn đàn, ông Trần Xuân Hiếu (huyện Hồng Dân) và một số nông dân ở khu vực ĐBSCL đề nghị các nhà khoa học cho biết giống lúa nào chịu mặn tốt nhất để áp dụng mô hình lúa - tôm.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Văn Hòa, Phó cục trưởng Cục Trồng trọt: “Cục Trồng trọt, Trung tâm Giống quốc gia đang nghiên cứu các bộ giống lúa mới chịu mặn, phù hợp với mô hình lúa - tôm. Nông dân cần chú ý là mô hình này có diện tích nuôi lớn, mương bao xung quanh, thả nuôi mật độ thấp, không sử dụng thức ăn công nghiệp và không đòi hỏi kỹ thuật cao. Song, cần có hệ thống thủy lợi cung cấp nước ngọt cho lúa hoặc nước mặn cho tôm”.

Ông Lê Anh Xuân, Giám đốc Công ty Trúc Anh, cho rằng: “Nông dân cần chú trọng khâu cải tạo đồng ruộng chuẩn bị cho vụ nuôi tôm. Tôm giống phải được vèo lại để tôm phát triển tốt mới đưa ra nuôi. Bà con cũng nên dành một diện tích đất làm ao lắng để bổ sung nước trong quá trình nuôi tôm; hạn chế tối đa việc lấy nước bên ngoài vào. Có như vậy tôm nuôi trên đất lúa sẽ giảm thiệt hại và cho năng suất cao”.

Còn ông Nguyễn Công Thành, Phân viện Nghiên cứu thủy sản Minh Hải, chia sẻ: “Theo tôi, sản xuất theo mô hình lúa - tôm cần quan tâm cả giống tôm và giống lúa. Tôm giống cần phải kiểm dịch trước khi thả; giống lúa cần phải phù hợp với địa phương. Nên tuân thủ đúng lịch thời vụ cho vụ tôm và vụ lúa. Có như thế, mô hình lúa - tôm sẽ phát triển bền vững”.

Đặc biệt, mô hình lúa - tôm cần được phát triển các giống lúa đặc sản địa phương, lúa chất lượng cao và tôm sạch. Đồng thời tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất, lựa chọn giải pháp canh tác phù hợp để mô hình ổn định và bền vững. Cần phát triển vùng quy hoạch lúa - tôm, đầu tư nâng cấp hệ thống thủy lợi, sản xuất theo hướng GAP. Khuyến cáo các địa phương tiếp tục duy trì mô hình, thiết kế lại đồng ruộng, áp dụng kỹ thuật canh tác và phát triển mô hình theo hướng cộng đồng…

Viện Nghiên cứu lúa ĐBSCL lai tạo 11 giống lúa có khả năng chống chịu mặn từ 2 - 6‰. Đó là giống OM 6976, OM 251, OM 5629, OM 8017, OM 9921, OM 6677, OM 8108, OM 10252, OM 6162, OM 4900, OM 5451. Trong đó, có 3 giống lúa chịu mặn cao nhất từ 4 - 6‰ là giống OM 5629, OM 6677, OM 10252. Các giống lúa do Viện Nghiên cứu lúa ĐBSCL lai tạo đã được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất và chứng minh được khả năng chống chịu mặn khá, cho năng suất từ 5 - 9 tấn/ha.
 
theo Báo Bạc Liêu
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập523
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm520
  • Hôm nay68,753
  • Tháng hiện tại773,866
  • Tổng lượt truy cập90,837,259
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây