Học tập đạo đức HCM

Nêu gương sáng giữ gìn môi trường

Thứ ba - 30/10/2018 03:24
Thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, cùng với các cấp, các ngành, bằng uy tín và trách nhiệm của mình, người cao tuổi Thủ đô đã tích cực nêu gương, góp công sức trong việc giữ gìn môi trường xanh - sạch - đẹp.

 

Người cao tuổi phường Việt Hưng (quận Long Biên) chăm sóc vườn hoa.

Việc các cụ, các ông, bà thuộc Hội Người cao tuổi xã Tam Hiệp (huyện Thanh Trì) dù tuổi cao nhưng vẫn đều đặn quét dọn tuyến đường trung tâm của xã đã không còn là chuyện lạ. Bà Tạ Thị Phương, Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã Tam Hiệp cho biết, quét nhà mình thì ai cũng làm được nhưng quét đường làng, ngõ xóm thì ít người nghĩ đến. Người cao tuổi giữ vệ sinh con đường trung tâm này nhằm gửi gắm thông điệp, người già làm được thì lớp trẻ cũng làm được và mọi người phải có ý thức giữ gìn vệ sinh chung để làng xóm sạch, đẹp. Với uy tín và tinh thần nêu gương, trong dịp xuân Mậu Tuất 2018, người cao tuổi của xã còn trồng 50 cây sấu, vận động con cháu trồng hàng nghìn mét đường hoa ở trục đường liên xã, liên thôn.

“Để phường Tràng Tiền (quận Hoàn Kiếm) luôn sáng - xanh - sạch - đẹp, người cao tuổi chúng tôi đã động viên nhau cùng tổng vệ sinh đường, ngõ phố đều đặn vào sáng thứ bảy hằng tuần và các dịp lễ, Tết” - Chủ tịch Hội Người cao tuổi phường Tràng Tiền Ngô Hoàng Yến chia sẻ. Đi đầu trong phong trào này phải kể đến bà Trần Thị Hảo, luôn duy trì việc nhặt rác, tuyên truyền, nhắc nhở mọi người giữ vệ sinh môi trường ở khu vực hồ Hoàn Kiếm, Vườn hoa 19-8 vào sáng thứ hai và chủ nhật hằng tuần.

Hội Người cao tuổi xã Đông Xuân (huyện Sóc Sơn) cũng có nhiều hoạt động bảo vệ môi trường được địa phương đánh giá cao. Đó là mỗi hội viên trở thành một tuyên truyền viên về mục đích, ý nghĩa, yêu cầu của việc bảo vệ môi trường đến người dân, vận động con cháu, gia đình, dòng họ xây dựng chuồng trại chăn nuôi bảo đảm vệ sinh, xây dựng hầm bioga, thường xuyên quét dọn đường làng, ngõ xóm, trồng cây bóng mát. “Trên địa bàn xã có hội viên tình nguyện đầu tư hàng tỷ đồng cải tạo ao tù thành công viên để nhân dân có nơi vui chơi” - Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã Đông Xuân Đặng Thị Tộ thông tin thêm.

Môi trường là một nội dung trong bộ Tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Xác định đây là tiêu chí mà người cao tuổi có thể cùng tham gia nên các cấp Hội Người cao tuổi TP Hà Nội luôn động viên hội viên nêu cao tinh thần trách nhiệm, sáng tạo trong vận động, gương mẫu trong thực hiện để con, cháu làm theo. Để giúp các thành viên hoạt động đạt hiệu quả cao, các cấp Hội Người cao tuổi đã tổ chức 10 lớp tập huấn kiến thức về bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới cho hơn 2.000 cán bộ cơ sở…

“Bảo vệ môi trường là hoạt động có ý nghĩa thiết thực nên các hội viên đều tích cực hưởng ứng. Tại nhiều khu trung tâm xã, phường, thị trấn, người cao tuổi còn tự nguyện trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh, tạo cảnh quan sạch - đẹp” - Phó Trưởng ban Thường trực Ban đại diện Hội Người cao tuổi TP Hà Nội Phạm Văn Ngọc cho biết. Chính vì vậy, cùng với các tập thể xuất sắc còn xuất hiện nhiều cá nhân tiêu biểu trong việc giữ gìn cảnh quan, môi trường sống. Đó là ông Phùng Đình Lộc (xóm 4, thôn Đông Lao, xã Đông La, huyện Hoài Đức), nhiều năm nay luôn miệt mài trồng cây, trồng hoa, cắt cỏ, quét đường, nhặt rác để bảo vệ môi trường. Ông Đỗ Sáng Luyện (phường Ngọc Hà, quận Ba Đình), ông Nguyễn Văn Tạ (phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân) tự nguyện vớt rác để giữ sự trong lành cho hồ Hữu Tiệp và hồ Cự Chính. Hay ông Phùng Huy Đan (tổ dân phố số 5, phường Trung Phụng, quận Đống Đa) đã “biến” các điểm tập kết rác tự phát gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan đô thị thành vườn hoa khoe sắc...

Mỗi địa phương có một thế mạnh và cách làm khác nhau nhưng tựu trung lại, những việc làm của người cao tuổi trên địa bàn thành phố đang góp phần rất ý nghĩa vào công cuộc xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, giữ gìn Thủ đô xanh - sạch - đẹp.
 

Tác giả bài viết: Hiền Phương

Nguồn tin: Báo Hà Nội Mới

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập206
  • Hôm nay21,923
  • Tháng hiện tại889,434
  • Tổng lượt truy cập90,952,827
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây