heo báo cáo của UBND tỉnh, từ đầu năm đến nay các sở, ngành, các huyện, thành phố đã tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình, đề án, nhiệm vụ trọng tâm về nông nghiệp, nông thôn. Với Nghị quyết 209 và 86 của HĐND tỉnh, đến nay toàn tỉnh có 18.639 hộ đăng ký vay vốn, đã thẩm định 18.092 hồ sơ, trong đó giải ngân được 613 tỷ 292,5 triệu đồng cho 7.038 hộ đủ điều kiện. Về Đề án phát triển nửa triệu con đại gia súc, trong tháng 10, đàn gia súc tăng trưởng 1.563 con, xuất bán 1.156 con trâu, bò; diện tích cỏ trồng mới từ đầu năm đến nay là 3.340,9 ha.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Minh Tiến phát biểu kết luận hội nghị. |
Trong phát triển nông thôn, đến nay toàn tỉnh có 318 HTX hoạt động theo Luật HTX năm 2012, 1.239 tổ hợp tác, 925 nhóm sở thích trồng trọt, chăn nuôi. Thực hiện xã, thôn điển hình về phát triển kinh tế, đến nay các huyện, thành phố đã chọn và triển khai được 27 xã, 206 thôn, đạt 93,6%. Các chương trình, đề án khác như: Chương trình Cánh đồng mẫu, dồn điền đổi thửa, quy tụ dân cư, mỗi xã một sản phẩm… được các sở, ngành, địa phương tập trung triển khai thực hiện và đạt nhiều kết quả tích cực. Bên cạnh đó, quá trình triển khai cũng gặp nhiều khó khăn như: Rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi, giá cả thị trường biến động, chưa có cơ sở sản xuất giống trâu, bò đảm bảo tiêu chuẩn; các HTX thiếu quỹ đất xây dựng trụ sở, xưởng sản xuất; thiếu kinh phí hỗ trợ thực hiện một số chương trình, đề án; việc liên kết tiêu thụ sản phẩm chưa bền vững…
Qua các ý kiến thảo luận và đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Minh Tiến yêu cầu các địa phương tiến hành rà soát, kiện toàn lại đội ngũ cán bộ nông, lâm nghiệp ở các xã, thị trấn, đảm bảo 100% cán bộ nông nghiệp, thú y cấp xã, thôn có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ gắn với ban hành quy chế quản lý cán bộ nông, lâm nghiệp cấp xã đảm bảo hoạt động hiệu quả. Phát huy vai trò, trách nhiệm của Bí thư, Chủ tịch các xã, thị trấn trong việc đẩy mạnh phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng Nông thôn mới. Đối với các chương trình cụ thể, các địa phương cần chủ động lựa chọn, mời gọi doanh nghiệp, HTX tham gia đầu tư vào chuỗi sản xuất; rà soát, đánh giá hệ thống chợ thương mại, chợ gia súc ở các địa phương để củng cố phát triển, đáp ứng nhu cầu trao đổi, mua bán hàng hóa của nhân dân. Các huyện, thành phố chỉ đạo các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch giám sát, quản lý sử dụng vốn vay, thu hồi nợ, hoàn thành trước ngày 15.11.2018. Đồng thời, đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nhất là các hộ được vay vốn theo các chương trình, đề án nông nghiệp trọng tâm. Đẩy mạnh công tác thụ tinh nhân tạo và bình tuyển trâu, bò sinh sản; chủ động phòng, chống đói, rét và dịch bệnh cho đàn gia súc trong mùa Đông. Các sở, ngành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ chủ động tham mưu, đề xuất giải pháp, hướng dẫn các địa phương thực hiện các chương trình, đề án nông nghiệp trọng tâm đảm bảo tiến độ và đạt hiệu quả cao…
Tin, ảnh: NGUYỄN PHƯƠNG/ Báo Hà Giang
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã