Cây hoa Hàm Rồng (Ngọc Kỳ Lân, Đầu lân) có tên khoa học: Couroupita Guianensis; tên tiếng Anh: Cannon-ball Tree. Đây là cây thuộc họ Lecythidaceae, chi lộc vừng (Barringtonia). Cây có nguồn gốc ở Trung và Nam Mỹ, ở các quốc gia bờ biển Brazil và Guyana . Cây Hàm Rồng (Ngọc Kỳ Lân, người Việt gọi Đầu lân) được nhà thực vật học người Pháp J.F. Aublet phát hiện và đặt danh pháp khoa học Couroupita Guianensis vào năm 1755.
Hoa Hàm Rồng (Ngọc Kỳ Lân, Đầu lân) có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Tại Thái Lan, Việt Nam và một số quốc gia Phật giáo khác thường gọi hoa Sala. Ảnh: hoala.vn (Công ty CP Rose Park Việt Nam).
Hàm Rồng (Đầu lân) là một loại cây thân gỗ, có thể mọc cao lên đến 15- 20m, hoa chỉ mọc từ thân chính, có màu cam lẫn đỏ thắm và hồng và mọc thành chùm trên cọng dài có khi tới 3m. Cây trổ hoa quanh năm, nhưng trong các tháng 2 đến 5, hoa có màu sắc rực rỡ nhất. Hoa có mùi thơm dịu, nhưng quả có mùi hắc khó ngửi.
Hoa có màu sắc đẹp, rực rỡ, trang nghiêm. Có người cho rằng nhụy hoa giống hình tượng rắn thần Naga đang phùng mang bảo vệ đức Phật. Ảnh: hoala.vn (Công ty CP Rose Park Việt Nam).
Theo nhiều nhà sư danh tiếng, vào thế kỷ 19 hoa Hàm Rồng du nhập vào Sri Lanka (quốc gia ở Nam Á, tiếng Việt xưa gọi Tích Lan). Hiện, chưa xác định được ai đã mang cây Hàm Rồng tới Tích Lan. Có thể là người Bồ Đào Nha (vì Brazil và Tích Lan đều là thuộc địa của người Bồ Đào Nha), hoặc có thể là người Anh vì nước Anh cũng từng kiểm soát cả Guyana lẫn Tích Lan. Về sau, cây Hàm Rồng được du nhập vào Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam.
Loài hoa trồng nơi cửa thiền này thường mang đến cảm giác an yên, vô ưu cho những người thưởng lãm. Đặc biệt, hoa nở bên tượng đức Phật tăng thêm vẻ thư thái, tự tại. Ảnh: hoala.vn (Công ty CP Rose Park Việt Nam).
Trong kinh điển Phật giáo có 3 loại cây thiêng liên quan cuộc đời đức Phật gồm: Cây Vô ưu (Saraca indica) khi đức Phật đản sinh tại vườn Lâm Tỳ Ni; cây Bồ Đề (Ficus religiosa, Bodhi) khi đức Phật thành đạo và cây Sala khi Ngài nhập Niết bàn tại Câu Thi Na. Vì thế, ngày nay, ngoài cây Bồ Đề, Vô Ưu, cây Sala thường được trồng tại khuôn viên các chùa. Tại Sri Lanka, Thái Lan, Việt Nam và một số quốc gia Phật giáo thì cây Hàm Rồng (Ngọc Kỳ Lân, Đầu lân) thường bị nhầm với cây Sala (Shorea robusta – Hoa Sala Ấn Độ). Do đó tại các chùa chiền cũng thường trồng cây Đầu lân.
Loài hoa an yên nở quanh năm, nhưng từ tháng 2 đến tháng 5 hoa có màu sắc rực rỡ nhất. Ảnh: hoala.vn (Công ty CP Rose Park Việt Nam).
Theo Đại đức Thích Thanh Thắng (Ủy viên Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam) cây “Sa la” mà khá nhiều người Việt hiện nay hiểu nhầm không phải là cây Sāla (Sal Tree) - loài cây ghi dấu nơi đức Phật Thích Ca nhập diệt trong rừng Sāla tại Câu Thi Na (Kusinārā) mà chính xác đó là cây Ngọc Kỳ Lân, Đầu lân, hay Hàm Rồng.
Loài hoa đặc biệt chỉ mọc từ thân cây mọc, hoa có màu cam lẫn đỏ thắm và hồng và mọc thành chùm trên cọng dài có khi tới 3m. Ảnh: hoala.vn (Công ty CP Rose Park Việt Nam).
Còn Sala (còn gọi Ta- la, Sal có nghĩa là nhà, cây hoa nơi đức Phật nhập Niết Bàn) là loài cây thân gỗ, có danh pháp Shorea robusta, thuộc họ dầu (Dipterocarpaceae). Cây này có nguồn gốc vùng tiểu lục Ấn Độ, phía nam núi Himalaya từ Myanmar đến Nepal, Ấn Độ và Bangladesh. Chiều cao cây lên đến 30-35m, đường kính thân cây có thể đạt 2,5m. Lá Sala mọc so le, hình bầu dục, gân lá nổi rõ như hình xương cá, búp nụ xoắn, hoa 5 cánh nhỏ hơi quăn, màu trắng, mọc thành từng chùm ở đầu cành, có hương thơm ngát.
Hoa Sala Ấn Độ - loài hoa ghi dấu nơi đức Phật nhập Niết bàn). Ảnh: phatgiao.org.vn
Theo Đăng Trình/ Dân Việt
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã