Học tập đạo đức HCM

Nghị lực phi thường của một cựu binh sau thảm cảnh

Thứ hai - 15/10/2018 21:23
Bị hỏng mắt sau một tai nạn lao động, ông Lê Thanh Bình (53 tuổi, ở thôn An Hòa 2, xã Phước An, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định) tiếp tục rơi vào thảm cảnh khi vợ ông không lâu sau đó cũng bị bệnh trọng. Nhưng bằng nghị lực phi thường, ông đã vượt qua khó khăn, vươn lên làm giàu và giúp đỡ nhiều người cùng cảnh ngộ.

Tai nạn bất ngờ

Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, năm 1983, ông Bình lên đường nhập ngũ và được điều động đến Sư đoàn 471 (Mặt trận 579). Sau đó, ông tham gia làm nghĩa vụ quốc tế tại Campuchia và phục viên năm 1987.

Năm 1990, ông lập gia đình và sinh 2 người con. Vợ chồng ông đi làm thuê, cuộc sống luôn thiếu trước hụt sau.

Năm 2001, ông Bình bị tai nạn trong lúc làm thợ đá, đôi mắt bị tổn thương nặng. Bác sĩ chỉ định phẫu thuật bỏ mắt bên trái, mắt bên phải thì bị suy giảm 50% thị lực: “Lúc đó tôi nghĩ mình còn trẻ, 2 con nhỏ dại mà chỉ còn nửa con mắt thế này thì nản quá. Nằm ở bệnh viện, hàng nghìn câu hỏi đặt ra trong đầu mà không có lời giải. Cuốc sống thực sự bế tắc”.

Sau tai nạn, gia đình ông lâm vào cảnh túng quẫn, các con có nguy cơ bỏ học. Gia đình ông vào danh sách hộ nghèo của địa phương từ năm 2005 đến năm 2007.

“Hồi đó, mọi gánh nặng đều đè lên vai vợ. Để có tiền nuôi chồng con, vợ tôi đạp xe đi làm ở lò gạch, mỗi tuần chỉ về được một lần. Tôi vừa làm cha, vừa thay vợ làm mẹ để chăm các con”, ông Bình nhớ lại.

Những tưởng tai nạn như thế đã là quá chua chát, nào ngờ đâu trong một lần làm ở lò gạch, bà Hồ Thị Thảo (50 tuổi, vợ ông Bình) ngã quỵ tại nơi làm. Sau khi đưa đến bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán bà bị u vú và phải cắt bỏ vú trái. Những ngày tháng sau đó, gia đình ông rơi vào cảnh cùng cực khi tiền hóa trị, xạ trị cho vợ lên đến con số hàng trăm triệu...

Hồi sinh

Năm 2008, khi sức khỏe dần hồi phục trở lại, ông Bình quyết tìm cách khôi phục kinh tế gia đình. Không đủ điều kiện để đi làm công, ông tìm cách tự tạo việc làm cho mình. Ông mạnh dạn vay mượn tiền bạc rồi dựng chuồng để nuôi bò, lợn nái sinh sản và gà.

Thời gian đầu chưa có kinh nghiệm, cộng với thị lực "nửa con mắt" khiến việc đi lại khó khăn, ông gặp quá nhiều gian nan.

“Thấy ổng mù dở mà cứ cặm cụi ngoài vườn, rồi đến chuồng bò, chuồng lợn, tôi vừa thương, vừa lo. Mỗi khi thời tiết thay đổi hay mưa giông hơi đất bốc lên khiến mắt lên cơn đau nhức, nhưng ổng vẫn cắn răng chịu đựng đi che chắn cho đàn gà, đàn lợn ướt mưa mà thấy xót”, bà Thảo tâm sự.

Bị tật nguyền nhưng ông Bình lại sáng dạ. Trước khi quyết định làm gì, ông đều chịu khó nghiên cứu kĩ càng, học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước, đọc sách vở, đầu tư trang thiết bị cần thiết, nhờ vậy mà việc chăn nuôi của ông ít bị rủi ro hơn.

Rồi ông trời cũng không phụ lòng người, sự chăm chỉ, nghị lực của người lính dần dà giúp gia đình ông bắt đầu có của ăn của để khoảng 2 năm sau đó.

Đến năm 2011 thì ông xây được căn nhà khang trang, các con đều ăn học đến nơi đến chốn. Hiện ông Bình là Chi hội phó Chi hội khuyết tật Đoàn Kết của huyện Tuy Phước. Chi hội có vai trò trợ giúp những hộ khuyết tật nghèo về sinh kế, học nghề, vận động tặng quà, xây nhà tình thương.

Thấy ông ít có thời gian nghỉ ngơi vì phải “vác tù và hàng tổng”, bà Thảo nhiều lúc đổ quạu. Bà xót ông nửa con mắt, lại hay đau yếu, chỉ mong ông xong việc bò, heo, ruộng vườn, rồi dành thời gian hồi phục sức khỏe.

Nhưng ông thì cười xòa, bảo: “Còn làm được gì đó cho những người giống mình bớt khó khăn, có thêm động lực, tôi vẫn làm. Đó là niềm vui cuộc đời, giúp tôi thấy mình sống ý nghĩa”.

Ông Phan Thanh Dũng - Chủ tịch Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi tỉnh Bình Định cho biết: Nỗ lực, ý chí phấn đấu của ông Bình là một tấm gương mà những người bình thường cũng cần phải học hỏi.

Và ông Bình chính là 1 trong 5 gương mặt người khuyết tật tiêu biểu của tỉnh Bình Định được biểu dương tại Hội nghị Người khuyết tật toàn quốc tại Hà Nội mới đây.

PHỐ NHƠN/ Lao động
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập447
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm438
  • Hôm nay59,331
  • Tháng hiện tại764,444
  • Tổng lượt truy cập90,827,837
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây