Học tập đạo đức HCM

Nghịch lý ngành chăn nuôi

Thứ sáu - 26/08/2016 08:52
Nước ta là quốc gia nông nghiệp, trồng trọt và chăn nuôi được coi là hai lĩnh vực song hành, hỗ trợ lẫn nhau.
 

Và mỗi năm xuất khẩu gạo của Việt Nam khoảng 3,4 tỷ USD, nhưng ngược lại chúng ta lại phải bỏ ra trên 3 tỷ USD để nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi (TĂCN) như lúa mì, đậu tương, bột cá, bắp... Đây là một nghịch lý của nông nghiệp Việt Nam. Nhất là trong bối cảnh gạo xuất khẩu giá thấp người trồng lúa không có lãi, còn ngành chăn nuôi thì lao đao vì giá thành sản xuất cao hơn giá thị trường nên mới dẫn đến tình trạng là nông dân nghèo vẫn hoàn nghèo.

Bất hợp lý

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, giá trị nhập khẩu nhóm mặt hàng TĂCN và nguyên liệu trong 7 tháng đầu năm 2016 đạt 1,85 tỷ USD, giảm 4,6% so với cùng kỳ năm 2015. Nhưng ngược lại, 7 tháng đầu năm, xuất khẩu gạo của Việt Nam mới đạt 1,32 tỷ USD. Như vậy, tiền thu từ xuất khẩu gạo không đủ bù chi cho nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu.

Theo Hiệp hội TĂCN Việt Nam, TĂCN chiếm tới 65 - 70% giá thành sản phẩm chăn nuôi. Mặc dù đang phát triển nhưng ngành chăn nuôi của Việt Nam hiện đang phụ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu TĂCN, đặc biệt là nguyên liệu giàu đạm thực vật như: Khô dầu đậu tương, khô đậu, lạc, vừng lên tới con số hơn 90%. Là quốc gia có đường bờ biển dài 3.200 km nhưng ta vẫn phải nhập bột cá 65 - 68% đạm của Peru, Chile… Loại bột cá này nước ta mới có khoảng 4 doanh nghiệp sản xuất, nhưng sản lượng chưa nhiều.

Theo ông Lê Bá Lịch - Chủ tịch Hiệp hội TĂCN Việt Nam, ngành chăn nuôi hàng năm sản xuất ra khối lượng sản phẩm thịt, trứng, sữa giá trị trên 15 tỷ USD, đủ nguồn thực phẩm tươi sống cung cấp cho hơn 90 triệu dân. Thức ăn là yếu tố hết sức quan trọng nhưng thực tế nguyên liệu chế biến thức ăn công nghiệp cho chăn nuôi đang rất thiếu. Nhiều năm nay, quỹ đất chỉ dành phân bổ cho trồng lúa gạo, cao su, cà phê, cây ăn quả… mà quên mất là phải dành đất cho trồng cây thức ăn gia súc, trồng cỏ nuôi trâu bò...

“Bấy lâu nay tư duy bảo thủ vẫn hằn sâu trong đầu không ít người khi cho rằng, Việt Nam không có lợi thế phát triển đại gia súc, nên không dành quỹ đất để trồng cỏ nuôi bò, không tổ chức, chỉ đạo tận thu rơm, rạ sử dụng cho chăn nuôi trâu bò để dân đốt hàng triệu tấn rơm rạ mỗi vụ đã làm ô nhiễm môi trường và làm lãng phí không biết bao nhiêu tiền của” – ông Lịch nói.

Cần có quy hoạch cụ thể

Có một thực tế đang diễn ra là tăng trưởng của ngành TĂCN ở Việt Nam đang rất tốt với mức tăng 13 - 15%/năm, doanh số hàng năm lên tới 6 tỷ USD. Tuy nhiên, sự tăng trưởng này chủ yếu đến từ sự chi phối của khối doanh nghiệp ngoại (đang nắm giữ 65 - 70% thị phần). Kèm theo đó là một khối lượng lớn nguồn nguyên liệu để chế biến TĂCN được các doanh nghiệp FDI gia tăng nhập khẩu vào Việt Nam trong bối cảnh nguồn nguyên liệu trong nước không đủ để đáp ứng.

Các chuyên gia lo lắng, khi Việt Nam chính thức tham gia TPP mức thuế nhập khẩu giảm xuống 0%, thì sản lượng các sản phẩm nông nghiệp được nhập vào Việt Nam để làm nguyên liệu chế biến TĂCN sẽ còn lớn hơn rất nhiều so với hiện nay. Khi đó sản xuất TĂCN trong nước sẽ gặp phải sự cạnh tranh gay gắt hơn nữa của nhà cung cấp nước ngoài.

Bởi vậy, để doanh nghiệp sản xuất TĂCN có thể phát triển được ngay chính trên sân nhà, theo các chuyên gia, Việt Nam cần bắt đầu từ khâu gốc là sản xuất. Bởi Việt Nam hoàn toàn có thể thúc đẩy những cây trồng nguyên liệu cho sản xuất TĂCN, giảm áp lực phụ thuộc nguồn nhập khẩu.

Mới đây, Hiệp hội TĂCN đã có kiến nghị, Nhà nước cần có chính sách khuyến khích phát triển nguyên liệu bột cá, có chính sách dành quỹ đất để trồng TĂCN. Đồng thời, tăng cường liên kết chuỗi sản xuất, giúp giảm chi phí trung gian, ổn định đầu ra và đầu vào. Đây thực sự là việc cần thiết phải làm trong cơ cấu lại quỹ đất nông nghiệp giai đoạn 2016 - 2020...

 

Trong chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề ra, mục tiêu đưa chăn nuôi thành ngành sản xuất chính, chiếm tỷ trọng 42% trong cơ cấu giá trị ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia, mục tiêu đó khó có thể đạt được nếu ngay từ bây giờ không kịp thời xây dựng nguồn cung cấp nguyên liệu TĂCN một cách ổn định. Và giải pháp là phải bắt đầu từ sự mạnh dạn trong chính sách và quy hoạch lại.

 

Theo Xuân Huy/giaoducthoidai.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập440
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm437
  • Hôm nay64,557
  • Tháng hiện tại769,670
  • Tổng lượt truy cập90,833,063
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây