CôngThương - Theo thống kê, đến nay chỉ có 575 giấy chứng nhận VietGAP còn hiệu lực với diện tích khoảng 8.228 ha, trong đó có 1.185 ha rau, 2.510 ha quả, 4.085 ha chè, 441 ha lúa, 4 ha cà phê. Một nước nông nghiệp mà diện tích “sản xuất nông nghiệp tốt” chẳng thấm tháp gì trong tổng diện tích sản xuất nông nghiệp, khó tin dù đó là sự thật!
Những câu chuyện xung quanh VietGAP còn dài dài, chỉ là một trong nhiều thực trạng nhỏ trong thực trạng lớn- tầm vĩ mô: Sự “rời rạc” của chuỗi cung ứng nông sản, nông sản Việt cạnh tranh yếu, nông dân thua lỗ, siêu thị bán rau quả “bẩn”, đại gia bán lẻ ngoại chiếm lĩnh thị trường nội địa... đã “nhãn tiền”!
Và, câu hỏi đã cũ song vẫn còn “tươi mới” được đặt ra: Làm gì để tạo dựng chuỗi cung ứng nông sản chặt và mạnh?
Mới đây, trả lời phỏng vấn báo chí, một chuyên gia kinh tế của Viện Chiến lược khoa học công nghệ đưa ra hình ảnh: Ở một số nước tiên tiến, do mở rộng theo chiều dọc của chuỗi giá trị nên các siêu thị ngày càng tiến gần hơn tới sản xuất- chế biến, tự tổ chức sản xuất, đặt hàng, mua hàng và đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng nông sản. Họ thường làm việc trực tiếp với nông dân, nhà sản xuất nhỏ và chỉ sử dụng một số rất ít nhà cung ứng cấp 1 quen thuộc, đáp ứng được các tiêu chuẩn cao, mang tính chuyên biệt... Các đại gia bán lẻ trở thành “người giữ cửa” thị trường trong nước, định đoạt việc tham gia vào thị trường khu vực và thế giới.
Tầm vĩ mô, ở Việt Nam, cần thay đổi tư duy về nông nghiệp. Làm nông nghiệp ngày nay phải cần công nghệ, tính chuyên nghiệp cao như trong công nghiệp. Các nhà bán lẻ, siêu thị lớn trong chuỗi cung ứng nông sản phải là các nhà kinh doanh- công nghệ. Có đất đai, khí hậu trời phú thì có thể thành nhà sản xuất, cung ứng, nhưng để tham gia hiệu quả hoặc thành “chủ” các chuỗi cung ứng nông sản cần rất nhiều kỹ năng mà nhà nông không có được, không làm được!...
Chuyện dưa hấu “nẫu ruột” tại biên giới những ngày qua chẳng phải là một ví dụ điển hình của sản xuất nhỏ lẻ- mạnh ai nấy bán đó sao? Các đại gia bán lẻ, siêu thị Việt đang đứng ở đâu trong chuỗi cung ứng nông sản?
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã