Học tập đạo đức HCM

Người nông dân đam mê chế tạo máy

Thứ hai - 28/03/2016 09:20
Chưa từng qua một trường lớp đào tạo cơ bản về cơ khí, chế tạo máy thế nhưng bằng niềm đam mê, sự cần mẫn, sáng tạo, ông Vũ Văn Dung ở xóm 2 thôn Hồng Thắng, xã Yên Mạc, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình đã chế tạo thành công nhiều loại máy móc nông nghiệp có tính ứng dụng cao, điển hình như chiếc máy cấy lúa không động cơ và máy cày đa năng.

Ông Dung hướng dẫn cách vận hành chiếc máy cấy lúa không động cơ
Thấu hiểu nỗi vất vả, nhọc nhằn của người nông dân, nhất là khi phải canh tác trên những vùng đất trũng, lầy lún, ông Dung suy nghĩ mình cần phải chế tạo ra một loại máy móc nông nghiệp sử dụng đơn giản, hiệu quả. Tận dụng những vật liệu từ phế thải của xe máy, xe đạp sẵn có trong gia đình, năm 2012 ông Dung đã mày mò, nghiên cứu chế tạo thành công máy tời lúa - bơm nước với 2 công dụng vừa có thể kéo lúa trên ruộng, vừa dùng để bơm nước,  máy băm bèo. Được bạn bè, gia đình động viên, ông thêm tự tin trong việc nghiên cứu, chế tạo ra các loại máy móc khác. Trong các sản phẩm do ông chế tạo phải kể đến chiếc máy cấy lúa không động cơ. Ông Dung cho biết, năm 2015 ông đã chế tạo thành công chiếc máy cấy lúa không động cơ và rất tâm đắc với sản phẩm này.
 
Nếu như máy cấy nhập khẩu chạy bằng động cơ giá thành cao, nặng, cồng kềnh, chỉ phù hợp với những địa hình đất bằng phẳng thì chiếc máy cấy không động cơ do ông Dung chế tạo lại rất nhỏ gọn, giá thành rẻ, dễ sử dụng và phù hợp với mọi loại địa hình, kể cả những khu đất lầy trũng, bùn ốc, rất thân thiện với môi trường. Để có được một chiếc máy cấy hoàn chỉnh, áp dụng hiệu quả vào thực tế, ông Dung đã phải thử nghiệm tháo ra, lắp vào và điều chỉnh các chi tiết máy rất nhiều lần.
 
Trọng lượng của mỗi chiếc máy cấy không động cơ chỉ khoảng từ 20 - 25kg nên bà con nông dân có thể một mình vận chuyển dễ dàng bằng cách đưa máy cấy lên xe máy, xe đạp chở ra đồng. Chiếc máy cấy gồm nhiều bộ phận như khung giàn, khay để mạ, bàn trượt, hệ thống cò cắt mạ, có lấy mạ, hệ thống tay cấy, tay lôi, hệ thống dịch mạ, phao...
 
Trong đó chân và khung máy được làm bằng thép hộp mã kẽm không rỉ và rất gọn nhẹ, khay để mạ được thiết kế nghiêng 450 giúp mạ cấy dồn liên tục từ trên xuống dưới, phao làm bằng tôn mỏng có tác dụng chống lún ở vùng đất lầy lội, gạt phẳng đất giúp cho việc cấy lúa dễ dàng, cây lúa không bị nghiêng vì lốt chân người lội để kéo máy. Hệ thống điều khiển tận dụng bởi một số chi tiết của động cơ mô tô đã hỏng và thiết kế dưới dạng động cơ mô tô. Giàn cò lấy mạ gồm 4 hàng có thể điều chỉnh được độ rộng giữa các hàng lúa, công suất đạt khoảng 1 giờ/1 sào ruộng cấy, hiệu quả hơn hẳn so với việc cấy tay thủ công (một người trung bình một ngày chỉ cấy được một sào).
 
Đặc biệt với hệ thống ngắt cò tự động đảm bảo mạ được cấy liên tục, thẳng hàng. Trong vụ cấy lúa đông xuân vừa qua, chiếc máy cấy không động cơ của ông Vũ Văn Dung đã hỗ trợ rất nhiều cho nông dân tại địa phương đảm bảo kế hoạch thời vụ gieo cấy. Đã có cả những khách hàng từ các huyện Ngọc Lặc, Triệu Sơn, Nga Thủy (Thanh Hóa) và nông dân một số địa phương trong tỉnh tìm đến nhà ông để học hỏi và đặt mua hơn 20 chiếc máy cấy tiện ích này với giá từ 4 - 5 triệu đồng/máy.
 
Cuối năm 2015, sáng chế máy cấy không động cơ của ông Vũ Văn Dung đã vinh dự nhận giải thưởng tại Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Ninh Bình lần thứ VIII. Được trực tiếp gặp gỡ, trò chuyện với ông, chúng tôi hiểu được niềm đam mê sáng tạo kỹ thuật của người nông dân cần cù, chịu khó. Nói về ý tưởng sắp tới, ông Dung đang ấp ủ dự định chế tạo máy gặt lúa kết hợp cắt dạ áp dụng cho cả những khu vục ruộng nhỏ, đồng sình lầy. Ông Vũ Văn Dung mong muốn được các cấp, các ngành quan tâm hỗ trợ về nguồn vốn để gia đình ông có thêm điều kiện mở rộng nhà xưởng chuyên sản xuất các loại máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Theo Hội Nông dân

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Kế hoạch sô 249/KH-VPĐP

Triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và CĐS” của VPĐP thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh

Thông báo số 15-TB/BCĐ

Kết luận của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng ban chỉ đạo tỉnh về phát triển khoa học, công nghệ, ĐMST và CĐS

Thông báo số 339/TB-VPCP

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị toàn quốc tổng kết các Chương trình mục tiêu quốc gia: xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững

Kế hoạch số 344/KH-UBND

Tuyên truyền Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Kế hoạch số 329/KH-UBND

Triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua ĐMST và CĐS” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập118
  • Hôm nay37,620
  • Tháng hiện tại664,351
  • Tổng lượt truy cập102,423,894
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Lê Ngọc Huấn - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây