Học tập đạo đức HCM

Phân nhả chậm

Chủ nhật - 27/03/2016 20:45
Gần đây, trên thị trường xuất hiện thuật ngữ phân bón nhả chậm, rồi phân bón nhả chậm có kiểm soát hay phân chậm tan... Nhiều khách hàng viết thư hỏi các loại phân này khác nhau như thế nào và tại sao lại có tên như vậy?
Thực tế cho thấy những vùng nào sử dụng lượng phân hóa học cao thì năng suất các loại giống cây trồng đều cao. Nhưng khi tính hiệu quả kinh tế thì cho thấy rằng có hơn một nửa số lượng chất dinh dưỡng của N và K, cây không sử dụng được trong mùa vụ đã bón. Còn về phân lân (P) thì bức tranh này càng kém hơn. Bình quân cây chỉ sử dụng được khoảng 15% số lượng P được bón. Số dinh dưỡng còn lại ở trong đất sẽ được sử dụng cho vụ sau hay các vụ sau nữa. Số khác bị thất thoát bằng nhiều con đường, sẽ góp phần gây ô nhiễm môi trường. Từ đó nhiều nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu các giải pháp làm cho chất dinh dưỡng tan ra từ từ, giúp cây có thể hút được nhiều và lâu hơn, nâng cao hiệu quả sử dụng các chất dinh dưỡng cho cây tốt hơn, trước hết là đối với chất N. Vậy phân nhả chậm đươc hiểu là trong phân đó các chất dinh dưỡng vốn tan nhanh sẽ được giải phóng ra từ từ, kéo dài thời gian tan ra trong môi trường lâu hơn loại phân bình thường, nhưng con đường và thời gian tan không kiểm soát được. Còn phân nhả chậm có kiểm soát thì kiểu tan và thời gian tan có kiểm soát được trong quá trình sản xuất. Trong thực tế còn có thuật ngữ phân chậm tan, về bản chất cũng là phân nhả chậm, nhưng không phải do con người tạo ra, mà nguyên liệu sản xuất phân đã mang tính chậm tan hay khó tan. Ví dụ, cũng là chất P nhưng phân super lân thì tan nhanh hơn là phân lân nung chảy. Vì phân lân nung chảy không tan trong nước ở nhiệt độ thường mà phải tan trong môi trường axit yếu. Do đó, để nâng cao hiệu quả sử dụng chất P, người ta thường phối trộn cả 2 loại phân này lại để bón, như vậy thời gian đầu cây lấy P từ super lân, sau đó phân nung chảy cung cấp P cho cây ở giai đoạn muộn hơn nhờ môi trường axit yếu xung quanh rễ cây trợ giúp. Vậy lịch sử xuất hiện phân nhả chậm có kiểm soát ra đời từ bao giờ? Ngay khi phát hiện ra chất N dễ bị thất thoát, nhiều tác giả đã tập trung nghiên cứu ra các chế phẩm bọc phân đạm (chủ yếu là ure và nitrat amôn), họ đã dùng các nguyên liệu như S, nhựa đường, chất polymer, xác cây xoan Ấn Độ (neem) để bọc phân đạm. Các thí nghiệm chứng minh sử dụng các vật liệu này rất có hiệu quả. Nhưng do công nghệ khó sử dụng nên giá thành cao. Ví dụ, dùng xác bả cây neem có 2 tác dụng tốt là cho phép chất N giải phóng từ từ và chế phẩm kèm theo tác dụng kháng khuẩn nên giúp cây chống đỡ lại nấm bệnh tốt hơn, nhưng cần phải có diện tích lớn để trồng cây này, trong lúc cây neem sinh trưởng chậm, dẫn đến giá thành cao. Công nghệ sử dụng S hay các chất polymer bọc phân đạm cũng vậy. Ở Việt Nam thường dùng kỹ thuật thô sơ như vo viên phân N với đất sét rồi dúi sâu vào giữa 4 bụi lúa hay bón vãi phân đạm rồi lấp đất lại cũng có hiệu quả rất tốt. Tuy nhiên các giải pháp này cũng có chung số phận là khó áp dụng nên người dân vẫn sử dụng biện pháp bón vãi trên mặt đất, tỷ lệ thất thoát vẫn cao, khi bón lượng phân đạm càng cao thì mức độ thất thoát cũng càng cao. Một số loại phân nhả chậm có kiểm soát đang được sử dụng ở nước ta: Vào những năm cuối của thế kỷ 20, các hợp chất hóa học được nghiên cứu khá nhiều và chất N-(Butyl) Thiophosphorit Triamide (C4H14N3PS) được coi là hợp chất bọc cho phân ure có hiệu quả nhất để tạo thành loại phân nhả chậm có kiểm soát, đang được ứng dụng ở nhiều nước trên thế giới. Loại hợp chất này có tên thương mại là Agrotain. Hiện Cty CP Phân bón Bình Điền đang được độc quyền phân phối hợp chất này ở Việt Nam và các nước Đông Nam Á. Cơ chế chính làm phân ure nhả chậm so với phân ure thường là kìm hãm cường độ hoạt động của men Urease, là thủ phạm chính đẩy nhanh tính tan của chất N trong phân ure ra môi trường. Nhờ vậy, rễ cây có điều kiện hút được phân N trong thời gian dài mà không bị gây độc hại, nâng hiệu quả sử dụng phân N lên trung bình trên nhiều loại đất từ 30% trở lên. Loại thứ 2, sử dụng để bọc cho chất lân (P) là Copolymer của 2 axit Maleic (C4H4O4) và Itaconic (C5 H6O4). Hợp chất này có tên thương mại là Avail. Cơ chế hoạt động chính của chế phẩm này là bao vây chất P khi bón vào môi trường để không cho các chất Fe+3, Al+3 hay Ca+2, Mg+2 kết hợp với P làm thành phức chất khó tan, cây không sử dụng được. Cũng nhờ vậy mà chất P tồn tại tự do trong môi trường với thời gian lâu dài hơn, rễ cây có điều kiện sử dụng chất lân lâu hơn và nhiều hơn. Từ đó nâng cao được hiệu quả sử dụng phân P lên 30% hoặc cao hơn. Công nghệ chế NANO ra đời và ứng dụng trong nhiều ngành kinh tế, thì ngành phân bón cũng đã được áp dụng để tạo thành loại phân nhả chậm có kiểm soát khá phổ biến. Cơ chế tác dụng của các vật liệu được chế thành dạng NANO có khác với các chế phẩm như Agrotain hay Avail đã nêu ở trên. Chúng có thể trở thành chế phẩm đa chức năng như là chất cung cấp dinh dưỡng, chất mang năng lượng để truyền cho chất dinh dưỡng khác làm tăng hiệu suất sử dụng của bản thân nó, hoặc trở thành chất kích kháng hay kháng sinh diệt khuẩn cho cây. Các chức năng này cũng đều giúp cây sử dụng có hiệu quả phân bón cao hơn, cây khỏe hơn cho năng suất cao hơn.
Nguồn: nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập408
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm399
  • Hôm nay64,237
  • Tháng hiện tại769,350
  • Tổng lượt truy cập90,832,743
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây